omniture

Khảo sát APAC của PR Newswire tiết lộ rằng chất lượng nội dung là ưu tiên hàng đầu của các nhà báo

2019-09-10 10:05

25% nhà báo trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đánh giá chất lượng nội dung - chứ không phải số lượng độc giả - là chỉ số đo lường hiệu suất chính (KPI) hàng đầu của họ. Những tham số quan trọng khác bao gồm số lượng câu chuyện độc đáo và chỉ số tương tác của truyền thông xã hội.

Thông cáo báo chí vẫn là nguồn tin tức đáng tin cậy nhất, với số lượng nhà báo tin tưởng vào thông cáo báo chí chính thức (27%) cao gấp hai lần số lượng nhà báo tin vào tin tức trên các kênh truyền thông xã hội (10%).

HỒNG KÔNG, ngày 10 tháng 9 năm 2019 /PRNewswire/ -- Trong bối cảnh các chuyên gia truyền thông và PR tại APAC đang dần bắt kịp các tiến bộ công nghệ nhanh chóng cũng như sự thay đổi trong sở thích của khán giả, hôm nay, PR Newswire công bố báo cáo về Khảo sát Truyền thông Khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2019 để theo dõi quá trình thích nghi này của các nhà báo.


 

Kết quả khảo sát về chỉ số đo lường hiệu suất chính của các nhà báo

Kết quả khảo sát về nguồn tin đáng tin cậy nhất của các nhà báo

Báo cáo năm nay của PR Newswire là báo cáo lớn nhất trước giờ trong khu vực, khảo sát gần 1.000 nhà báo và các chuyên gia truyền thông trên khắp 9 thị trường quan trọng - Úc, Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam. Để giúp các doanh nghiệp quốc tế hiểu rõ hơn về bối cảnh truyền thông đa dạng ở APAC, đội ngũ Phát triển Đối tượng mục tiêu của chúng tôi cũng đã tổng hợp danh sách mười phương tiện truyền thông hàng đầu[1] tại mỗi thị trường trong số chín thị trường này.

Mặc dù các chỉ số đo lường số lượng độc giả ngày càng dễ thu thập hơn, nhưng 25% nhà báo cho rằng chất lượng nội dung mới là chỉ số đo lường hiệu suất chính (KPI) hàng đầu của họ, sau đó là số lượng câu chuyện độc đáo, ví dụ như viết được X câu chuyện mỗi tuần, và chỉ số tương tác của truyền thông xã hội, ví dụ như số lần chia sẻ nội dung trên truyền thông xã hội.

Khảo sát này chỉ ra rằng một nguồn tin tức đã được xác minh có giá trị hơn bao giờ hết. Ví dụ, 73% nhà báo tại Trung Quốc đại lục tin rằng độ chính xác của tin tức là yếu tố cân nhắc hàng đầu của họ khi đánh giá giá trị của một câu chuyện. Thông cáo báo chí vẫn là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất, với 27% nhà báo từ các thị trường chính thuộc khu vực APAC (tám thị trường chính, không bao gồm Trung Quốc đại lục) tin tưởng vào thông cáo báo chí chính thức - gấp hai lần số lượng nhà báo tin vào tin tức trên các kênh truyền thông xã hội (10%). Kết quả cũng cho thấy sự tăng trưởng 5% trong mức độ tin tưởng vào thông cáo báo chí so với 22% trong giai đoạn 2016-2017.

Các nguồn tin tức đã được xác minh đóng vai trò quan trọng trong quá trình các nhà báo xây dựng câu chuyện của họ. Khi tìm kiếm thông tin trích dẫn cho câu chuyện của mình, các nhà báo từ đa số các thị trường trong khu vực APAC tìm đến các mối liên hệ cá nhân trong công việc (60%) và thông cáo báo chí (51%).

Những điểm chính khác trong báo cáo bao gồm:

Hình ảnh có độ phân giải cao (29%) là yếu tố đa phương tiện được ưa thích nhất trong tin tức của các nhà báo từ phần lớn các thị trường APAC, với 25% thích video và 21% thích infographics

Các nhà báo mong muốn nâng cao bộ kỹ năng của họ để tạo ra những nội dung chất lượng. So với cuộc khảo sát cuối cùng của chúng tôi trong giai đoạn 2016-2017, các nhà báo trên khắp khu vực APAC có nhu cầu cao hơn về các khóa đào tạo kỹ năng phỏng vấn và báo cáo chuyên sâu.

Truyền thông đa ngôn ngữ rất quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn vươn ra toàn cầu. Các nhà báo tại Hồng Kông, Malaysia và Singapore phản hồi khảo sát này bằng nhiều ngôn ngữ, trong khi gần như 100% các nhà báo tại Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc và Việt Nam phản hồi bằng ngôn ngữ chính trong nước của họ. Điều này phản ánh sở thích của khán giả ở những nước này.

“Đối với các doanh nghiệp hoạt động toàn cầu, nâng cao nhận thức và danh tiếng của thương hiệu là những nhiệm vụ quan trọng, trong đó độ phủ của truyền thông đóng một vai trò trọng yếu,” Lynn Liu, Giám đốc phòng Dịch vụ Phân phối và Phát triển Đối tượng mục tiêu, nhấn mạnh. “Trong khu vực APAC, điều quan trọng là các doanh nghiệp quốc tế hiểu được bối cảnh truyền thông luôn thay đổi và sở thích của các nhà báo địa phương để trở thành một đối tác truyền thông có giá trị cao hơn nữa. PR Newswire cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp lan truyền câu chuyện của họ trong khu vực đa dạng và năng động này.”

PR Newswire mong chờ được thảo luận những phát hiện chính của bảng khảo sát này tại các sự kiện Media Coffee sắp tới của hãng. Để tải xuống bản báo cáo bản hoàn chỉnh về Khảo sát Truyền thông Khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2019, hãy nhấp vàođây. 

nguồn: PR Newswire