omniture

CGTN: Trung Quốc đề cao niềm tự hào văn hóa, cởi mở vì mục tiêu phát triển nền văn minh Trung Quốc

CGTN
2023-10-09 22:04 4894

BẮC KINH, 09/10/2023 /PRNewswire/ -- Từ việc tự học tiếng Trung cho đến việc trở thành học trò của một nghệ nhân kế thừa di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc, Amiris Rodrigues Barros, một cô gái người Brazil đang theo học thạc sĩ tại Đại học Nankai ở thành phố Thiên Tân, miền bắc Trung Quốc, một cô gái mang trong mình niềm đam mê với văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Niềm hứng thú của cô đối với Trung Quốc bắt đầu từ khi còn học trung học ở Brazil, tại trường, cô đã tham gia các lớp học tiếng Trung và nuôi dưỡng niềm yêu thích ẩm thực Trung Quốc.

Vào năm 2019, Amiris, vốn là sinh viên quốc tế tại Nankai, đã bắt đầu say mê "Jingdong Dagu" (tạm dịch là Trống Đại Kinh Đông). Được liệt kê trong danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Trung Quốc, "Jingdong Dagu" là một nghệ thuật dân gian kết hợp giữa âm nhạc trống và hát chuyện, sử dụng phương ngữ phía đông Bắc Kinh.

Là học trò và đối tác biểu diễn của nghệ sĩ "Jingdong Dagu" Wang Wenlei, Amiris thực sự đã được trải nghiệm sức hấp dẫn của văn hóa truyền thống Trung Quốc và hy vọng trở thành người truyền bá giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Brazil.

Cô nói với công ty truyền thông China Media Group: "Tôi nghĩ đây là sự trao đổi và kế thừa văn hóa. Chúng tôi trân trọng lẫn nhau và cùng nhau tiến bộ. Đây là điều mà người Trung Quốc gọi là học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh".

Trong cuộc họp quốc gia được tổ chức tại Bắc Kinh vào thứ Bảy và Chủ Nhật, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra chỉ thị về công tác văn hóa và truyền thông đại chúng, nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng niềm tự hào vững chắc hơn về văn hóa, theo đuổi phương pháp mở cửa và hòa nhập, đồng thời duy trì các nguyên tắc cơ bản song song với đổi mới.

Xây dựng niềm tự hào văn hóa vững chắc hơn

Trung Quốc đã cho thấy niềm tự hào và bản sắc văn hóa của họ khi tiếp tục thúc đẩy trao đổi và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh Trung Quốc và các nền văn minh quốc tế.

Lấy Thượng Hải làm ví dụ. Tổng cộng có 3.075 công trình lịch sử, 397 con đường được bảo tồn (phố và ngõ), 250 khu phố được bảo tồn và 44 khu vực lịch sử và văn hóa tạo nên một không gian văn hóa mới và sôi động trong thành phố.

Văn hóa đô thị cũng tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế. Năm 2022, tổng sản lượng của các ngành văn hóa và sáng tạo của Thượng Hải chiếm khoảng 13% tổng GDP của thành phố.

Trong năm 2022 và 2023, một loạt triển lãm quốc tế đã diễn ra tại các bảo tàng và phòng trưng bày địa phương, mang đến cho người dân những bộ sưu tập nghệ thuật đa dạng và tuyệt vời, đồng thời khuyến khích học hỏi và giao lưu lẫn nhau giữa các nền văn minh khác nhau.

Mùa hè này, sự phổ biến ngày càng tăng của các chuyến tham quan tập trung vào văn hóa truyền thống đã thu hút một lượng đông người đến các bảo tàng ở Trung Quốc.

Để đáp ứng hiện tượng "cơn sốt thăm bảo tàng trong kỳ nghỉ hè", theo thông báo của Cục Di sản Văn hóa Thành phố Bắc Kinh, 46 bảo tàng ở Bắc Kinh đã tạm thời hủy bỏ ngày đóng cửa hằng tuần vào thứ Hai trong tháng 8, mở cửa mỗi ngày để đón khách tham quan.

Trong việc tìm hiểu về nguyên nhân đằng sau "cơn sốt thăm bảo tàng" này, Guo Sike, giám đốc Bảo tàng Khổng Tử tại thành phố Qufu, tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc, đã phân tích rằng "cơn sốt văn hóa truyền thống," đặc biệt là trong giới trẻ Trung Quốc, chính là nguyên nhân chủ chốt.

Guo nói rằng: "Thế hệ trẻ có niềm tự hào về văn hóa và yêu thích nền văn hóa truyền thống huy hoàng của Trung Quốc".

Trong một cuộc họp về bảo tồn và phát triển văn hóa vào tháng 6, ông Tập Cận Bình đã nói rằng để xây dựng nền văn minh Trung Quốc hiện đại tại điểm khởi đầu lịch sử mới này thì Trung Quốc nên duy trì lòng tự hào vào văn hóa của chính họ và tiếp tục theo đuổi con đường riêng của quốc gia, đồng thời thúc đẩy trải nghiệm Trung Quốc thành lý thuyết Trung Quốc để thực hiện độc lập tư duy và tự chủ.

Ông Tập cho biết trong chỉ thị rằng các công tác liên quan nên được thực hiện với trọng tâm là sứ mệnh văn hóa mới, đó là thúc đẩy hơn nữa sự thịnh vượng về văn hóa, xây dựng một quốc gia hàng đầu về văn hóa và thúc đẩy nền văn minh Trung Quốc hiện đại ở điểm khởi đầu lịch sử mới.

Học tập lẫn nhau, trao đổi giữa các nền văn minh

Ông Tập từng nói rằng chỉ có một nền văn minh đầy niềm tự hào mới có thể bao dung, học hỏi và tiếp thu các nền văn minh khác nhau, đồng thời vẫn duy trì được bản sắc dân tộc.

Phát biểu tại bữa tiệc ở Thành Đô để chào đón các vị khách tham dự lễ khai mạc Đại hội Thể thao Đại học Thế giới FISU Thành Đô vào tháng 7, ông Tập nhấn mạnh tầm quan trọng của Thế vận hội đối với sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại.

Ông nói rằng: "Các nền văn minh có nhiều hình thức khác nhau, khiến thế giới trở nên đầy màu sắc và đa dạng", đồng thời kêu gọi bảo vệ các giá trị chung của nhân loại và viết nên một chương mới trong công cuộc xây dựng một cộng đồng toàn cầu vì tương lai chung.

Trung Quốc đã ký các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực di sản văn hóa với hơn 20 quốc gia, đồng thời tiến hành bảo vệ và phục hồi các di tích văn hóa cũng như hợp tác khảo cổ chung với các nước tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Trong Hội nghị Đối thoại các nền văn minh châu Á, Trung Quốc đã tổ chức triển lãm văn minh châu Á và quy tụ hơn 400 kho tàng văn hóa từ 49 quốc gia, thể hiện nét quyến rũ độc đáo của châu Á và di sản văn hóa nhân loại, đồng thời thúc đẩy việc học hỏi lẫn nhau và phát triển chung giữa các nền văn minh.

Trong cuộc gặp hôm Chủ nhật, ông Tập kêu gọi thúc đẩy chuyển đổi sáng tạo và phát triển đổi mới nền văn hóa truyền thống tốt đẹp của Trung Quốc, cũng như học hỏi và trao đổi lẫn nhau giữa các nền văn minh khác nhau.

https://news.cgtn.com/news/2023-10-08/Xi-makes-instruction-on-work-of-public-communication-culture-1nJOviGD5x6/index.html 

 

nguồn: CGTN