omniture

CGTN: Nhân dịp chiến lược Vành đai và Con đường tròn 10 năm, đây là thời điểm thích hợp để Trung Quốc và châu Âu đàm thoại trong bối cảnh tình hình bất ổn

CGTN
2023-10-18 14:56 940

BẮC KINH, 18/10/2023 /PRNewswire/ -- Serbia là một trong những quốc gia hưởng lợi từ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), trong đó nhà máy sản xuất thép có tuổi đời hàng thế kỷ ở thành phố Smederevo phía đông bắc là một ví dụ điển hình. Được thành lập vào năm 1913, Nhà máy sản xuất thép Smederevo từng đóng góp 40% cho doanh thu của thành phố vào thời kỳ đỉnh cao và được mệnh danh là "niềm tự hào của Serbia".

Về sau, do thị trường cạnh tranh gay gắt và hoạt động kém hiệu quả, nhà máy sản xuất thép này bắt đầu thua lỗ năm này qua năm khác và đứng trên bờ vực phá sản. Chính phủ Serbia đã khởi xướng nhiều vòng đấu thầu quốc tế nhưng tất cả đều thất bại. Năm 2016, hơn 5.000 nhân viên phải đối mặt với tình trạng bất ổn định. Nhưng sau đó Tập đoàn Sắt thép Hà Bắc của Trung Quốc đã vào cuộc để thành lập HBIS Serbia Steel và áp dụng công nghệ cũng như phương thức quản lý tiên tiến, biến nhà máy sản xuất thép này thành một doanh nghiệp toàn cầu chú trọng đến khách hàng và chuỗi cung ứng. Công ty đã tích cực hội nhập vào "Vành đai và Con đường" và quá trình toàn cầu hóa kinh tế, nhanh chóng khẳng định họ là một doanh nghiệp thép có tính cạnh tranh cao ở châu Âu và là một ví dụ điển hình về hợp tác công nghiệp quốc tế.

Quan hệ hợp tác BRI giữa Trung Quốc và Châu Âu

Sự hồi sinh của nhà máy sản xuất thép có tuổi đời hàng thế kỷ là một ví dụ điển hình về những lợi ích mà BRI mang lại cho châu Âu. 26 quốc gia châu Âu đã ký kết các văn kiện BRI với Trung Quốc. Với quan hệ hợp tác BRI giữa hai bên, nhập khẩu của Trung Quốc từ EU đã tăng 63,7% trong giai đoạn 2016-2021. Nhập khẩu từ các nước Trung và Đông Âu tăng 127,3% trong cùng kỳ. Tuyến đường sắt tốc hành Trung Quốc, kết nối một số thành phố Á-Âu nằm gần bờ biển phía đông Trung Quốc với bờ Đại Tây Dương, đang ngày càng tấp nập. Trong năm qua, 16.000 chuyến tàu đi qua tuyến đường giữa Trung Quốc và châu Âu, trái ngược hoàn toàn với con số 80 chuyến tại lễ khánh thành Tuyến đường sắt tốc hành Trung Quốc hơn một thập kỷ trước.

Những khó khăn thách thức mới

So với những năm đầu thực hiện sáng kiến, tình hình giữa Trung Quốc và châu Âu đã khác biệt đáng kể. Mối quan hệ song phương của họ cần được điều chỉnh khéo léo để giải quyết những vấn đề bất ổn và thách thức, cũng như cần phải nâng cao tư duy để thay thế tư duy không còn phù hợp theo mô hình cộng trừ không đổi (zero-sum). Nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc Wang Yi, khi phát biểu tại buổi Đối thoại chiến lược cấp cao Trung Quốc-EU lần thứ 12 tổ chức tại Bắc Kinh vào tuần trước, cho biết Trung Quốc và EU là đối tác chứ không phải đối thủ và giữa hai bên có nhiều điểm hiểu biết chung hơn là sự khác biệt. Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Josep Borrell cho biết, mặc dù có hệ thống chính trị và kinh tế khác nhau nhưng EU và Trung Quốc có mối quan tâm chung trong công cuộc theo đuổi mối quan hệ xây dựng và ổn định.

Song song với đó, BRI cũng đang bước vào một giai đoạn mới. Trong giai đoạn đầu, cả nhà thầu tư nhân và nhà nước đều đi đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản. Những dự án đó đã giúp nuôi dưỡng thiện chí chính trị và tiếp thêm sinh lực cho các đối tác kinh doanh địa phương. Nhờ họ, các công ty tư nhân Trung Quốc giờ đây cảm thấy thoải mái hơn khi kinh doanh ở các nước đối tác BRI. Trung Quốc đang khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò tích cực hơn và tham gia vào các dự án được gắn nhãn là "nhỏ và hấp dẫn", ám chỉ các dự án nhỏ hơn có liên quan trực tiếp đến việc cải thiện sinh kế địa phương. Các lựa chọn đầu tư mới bao gồm các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như năng lượng mới, chăm sóc sức khỏe, truyền thông di động và thương mại điện tử.

Cần đối thoại nhiều hơn

Kể từ khi BRI ra mắt, các đối tác toàn cầu của BRI đã cố gắng tìm kiếm thêm các khung lý thuyết và sắp xếp thể chế để làm cho chương trình hợp tác toàn cầu này trở nên bền vững. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra Sáng kiến Phát triển Toàn cầu, Sáng kiến An ninh Toàn cầu và Sáng kiến Văn minh Toàn cầu. Những sáng kiến toàn cầu này đã được cộng đồng quốc tế biến đến trên diện rộng và đã có những đóng góp lịch sử cho hoạt động quản lý nhân quyền toàn cầu về các vấn đề cụ thể liên quan đến an ninh, phát triển và đa dạng văn hóa.

Trong bối cảnh đó, đã đến lúc Trung Quốc và châu Âu phải tiến hành đối thoại nhiều hơn về các vấn đề chiến lược quan trọng và CGTN sẽ tổ chức một diễn đàn truyền hình bên lề Hội chợ sách Frankfurt năm nay, với chủ đề Sáng kiến toàn cầu của Trung Quốc và BRI: Cơ hội hay rủi ro?

Khách mời của hội thảo bao gồm Danilo Türk, cựu Tổng thống Slovenia; Michael Schumann, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hiệp hội Phát triển Kinh tế và Ngoại thương Liên bang Đức; Rudolf Scharping, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đức; Susanne Baumann, cựu giám đốc Viện Khổng Tử ở Dusseldorf; và Zhong Hong, cựu phó chủ tịch cấp cao của Evonik Industries. Các tham luận viên sẽ có một cuộc thảo luận chuyên sâu về mối quan hệ Trung Quốc-EU trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường, sáng kiến này không chỉ liên quan đến lợi ích của hai bên mà còn liên quan đến sự ổn định và thịnh vượng toàn cầu.

https://news.cgtn.com/news/2023-10-17/As-the-Belt-and-Road-turns-10-high-time-for-China-and-Europe-to-talk-amid-uncertainties-1nXkFjKKduU/index.html


 

nguồn: CGTN