omniture

CGTN: Cách BRI do Trung Quốc đề xuất giúp các nhà sản xuất hương vươn ra thị trường toàn cầu

CGTN
2024-03-04 20:22 3527

BẮC KINH, 04/03/2024 /PRNewswire/ -- Pu Lianggong hiểu rõ về nghệ thuật làm hương nhờ kế thừa kinh nghiệm từ tổ tiên người Ả Rập.

Năm nay đã gần 70 tuổi, ông Pu sản xuất hương ở huyện Vịnh Xuân, Tuyền Châu, một thành phố ven biển thuộc tỉnh Phúc Kiến, phía đông Trung Quốc.

Nghề làm hương có nguồn gốc từ Con đường tơ lụa trên biển cổ xưa, đóng vai trò là cầu nối quan trọng cho cả hoạt động thương mại và trao đổi văn hóa giữa các vùng ven biển phía đông nam Trung Quốc và nước ngoài.

Ông Pu sinh ra trong một gia đình gốc Ả Rập thế hệ thứ 10 định cư ở Tuyền Châu, được biết đến là nền móng cho Con đường tơ lụa trên biển cổ đại vào năm 1646. Khi thương mại đường biển tại Trung Quốc phát triển mạnh trong triều đại nhà Tống (960-1279) và nhà Nguyên (1271-1368), Tuyền Châu trở thành cảng lớn nhất phía miền đông Trung Quốc.

Tổ tiên người Ả Rập của ông Pu đã mang theo các hương liệu dọc theo Con đường tơ lụa trên biển cổ xưa, kiếm sống bằng cách bán hương và từng bước hòa nhập vào cuộc sống ở Tuyền Châu, kết hôn với người dân địa phương và lấy họ Pu của Trung Quốc.

Gia đình Pu làm hương bằng tre và các hương liệu từ quê hương, khác với loại gỗ thơm được gọi là "bakhoor" tại hầu hết các quốc gia Ả Rập. Giống với hương Trung Quốc, ông sản xuất hương từ những thanh tre được bao bọc chất thơm.

Được thúc đẩy bởi ảnh hưởng của gia đình Pu, hương đã trở thành một ngành phát triển mạnh mẽ tại Vịnh Xuân. Hiện nay, khu vực này có gần 300 cơ sở sản xuất hương, kinh doanh sản phẩm cả thị trường trong và ngoài nước.

Nhờ sự gia tăng các đơn đặt hàng quốc tế, người lao động và gia đình Pu có được cuộc sống thoải mái hơn, sự cải thiện này một phần nhờ vào Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).

Được Trung Quốc đề xuất vào năm 2013, sáng kiến này nhằm mục đích xây dựng mạng lưới thương mại và cơ sở hạ tầng kết nối châu Á với châu Âu và xa hơn nữa là dọc theo các tuyến đường thương mại Con đường tơ lụa cổ xưa hướng đến sự phát triển và thịnh vượng chung.

Phục vụ như một nền tảng để thúc đẩy trao đổi đa văn hóa và hiểu biết lẫn nhau, sáng kiến này mang đến cơ hội thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng trích dẫn một câu nói cổ của người Trung Quốc: "Món súp ngon khi được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau" để giải thích tầm quan trọng của sự đa dạng.

Hướng đến một tương lai chung cho nhân loại

"Món súp ngon khi được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau."

Câu nói này xuất phát từ "Lịch sử Tam Quốc" cổ điển của Trung Quốc, phản ánh đúng nghĩa đen truyền thống của ẩm thực Trung Quốc trong việc sử dụng nhiều loại nguyên liệu, chẳng hạn như rau thơm, gia vị và rau quả, để tạo nên món súp đậm đà hương vị. Câu nói nhấn mạnh sức mạnh của sự kết hợp và giá trị của sự đa dạng trong nền văn minh nhân loại là nguồn gốc cho những tiến bộ của nhân loại.

Ông Tập đã trích dẫn điều này trong bài phát biểu quan trọng tại Văn phòng Liên Hợp Quốc ở Geneva vào tháng 01/2017. Ông cho biết sự đa dạng là "động cơ thúc đẩy sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại".

Chủ tịch Tập chia sẻ: "Trên thế giới, chúng ta có hơn 200 quốc gia và khu vực, với hơn 2.500 nhóm dân tộc cùng nhiều tôn giáo khác. Lịch sử, điều kiện quốc gia, dân tộc và phong tục khác nhau đã tạo nên những nền văn minh khác nhau và một thế giới đa sắc màu.

Chúng ta nên biến sự trao đổi giữa các nền văn minh thành nguồn cảm hứng để thúc đẩy xã hội loài người và là mối liên kết giúp thế giới hòa bình".

Ông Tập nhấn mạnh yếu tố cần thiết để xây dựng một thế giới cởi mở và hòa nhập thông qua trao đổi và học hỏi lẫn nhau, đồng thời cho biết trao đổi giữa các nền văn minh là "nguồn cảm hứng để thúc đẩy xã hội loài người" và "mối liên kết để duy trì một thế giới hòa bình".

Câu nói cổ của người Trung Quốc rất phù hợp với lịch sử làm hương tại Vịnh Xuân. Nhiều thế kỷ trước, các hương liệu Ả Rập đã du nhập vào Trung Quốc trong vai trò là "sợi dây kết nối", được tích hợp và phát triển với các hương liệu của Trung Quốc, và cuối cùng lan rộng khắp thế giới.

Ngày nay, các quốc gia Ả Rập, vốn là những quốc gia tham gia quan trọng dọc theo các tuyến thương mại Con đường Tơ lụa cổ xưa, lại là đối tác quan trọng với Trung Quốc trong BRI.

Trong thập kỷ qua, BRI đã tác động tích cực đến cư dân địa phương tại các quốc gia đối tác bằng cách mang lại cho họ cơ hội việc làm cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế.

Theo sách trắng, tổng thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia đối tác BRI giai đoạn 2013-2022 đạt 19,1 nghìn tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 6,4%. Tính đến tháng 06/2023, Trung Quốc đã ký kết hơn 200 thỏa thuận hợp tác BRI với hơn 150 quốc gia và 30 tổ chức quốc tế trên khắp năm châu lục, mang lại một số dự án tiêu biểu và các dự án quy mô nhỏ nhưng mang lại tác động lớn.

Trung Quốc cũng đã nỗ lực gắn kết các quốc gia và tổ chức đối tác BRI thông qua nhiều hoạt động văn hóa chung, bao gồm thành lập các liên minh quốc tế như nhà hát, bảo tàng, lễ hội nghệ thuật và thư viện như Liên minh Quốc tế các Bảo tàng Con đường Tơ lụa và Liên hoan Nghệ thuật Quốc tế Con đường Tơ lụa.

Bằng cách kết nối các nền văn hóa đa dạng và các quốc gia, BRI thúc đẩy hợp tác, cởi mở và toàn diện trên toàn thế giới, đưa Trung Quốc đến gần hơn với mục tiêu xây dựng cộng đồng với tương lai chung cho nhân loại nhằm thúc đẩy sự phát triển chung.

https://news.cgtn.com/news/2024-03-03/How-China-proposed-BRI-helps-incense-makers-go-global-1rFeyGs1XJS/p.html

nguồn: CGTN