omniture

Huawei và UNESCO mở rộng dự án Hệ thống trường học mở sang các quốc gia mới

Huawei
2024-04-19 14:08 2257

Giai đoạn hai sẽ được triển khai từ năm 2024 đến năm 2027 tại ba quốc gia Ai Cập, Brazil và Thái Lan

PARIS, 19/4/2024 /PRNewswire/ -- Vào ngày hôm qua, UNESCO và Huawei đã chính thức khởi động Giai đoạn II của dự án Hệ thống Trường học mở có trang bị Công nghệ cho Tất cả mọi người (TeOSS) tại Hội thảo Giáo dục Tương lai Kỹ thuật số của UNESCO, đồng thời thông báo rằng giai đoạn thứ hai sẽ khởi động từ năm 2024 đến năm 2027 tại Brazil, Thái Lan và Ai Cập.  Giai đoạn đầu tiên đã hỗ trợ hàng nghìn nhà giáo ở Ai Cập, GhanaEthiopia.

UNESCO, Huawei and TeOSS project country representatives at the UNESCO Digital Futures of Education Seminar
UNESCO, Huawei and TeOSS project country representatives at the UNESCO Digital Futures of Education Seminar

Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững UN SDG4, dự án TeOSS đặt mục tiêu xây dựng các hệ thống giáo dục toàn diện có khả năng chống chọi với khủng hoảng và bền vững hơn trong tương lai. Dự án tận dụng công nghệ để cung cấp tài nguyên số, đào tạo và hỗ trợ chính sách cho các nhà giáo và học sinh.

Stefania Giannini, Trợ lý Tổng Giám đốc Giáo dục thuộc UNESCO, cho biết: "Đứng trước cách mạng chuyển đổi kỹ thuật số chưa từng có, giáo dục luôn ở vị trí tiên phong trong việc sử dụng công nghệ không chỉ để mở rộng khả năng tiếp cận mà còn định nghĩa lại bản chất của việc học và tiếp thu kiến thức cho các thế hệ mai sau." "Nhờ có các đối tác như Huawei, chúng ta có thể tận dụng triệt để cuộc cách mạng kỹ thuật số này để định hình một tương lai giáo dục toàn diện, công bằng và lấy con người làm trung tâm."

Tóm tắt Giai đoạn 1 của dự án Hệ thống trường học mở

Giai đoạn TeOSS I diễn ra từ năm 2020-2024 tại Ai Cập, EthiopiaGhana. UNESCO và Huawei đã hỗ trợ Bộ giáo dục của ba quốc gia châu Phi trong việc thiết kế, triển khai và đánh giá hệ thống trường học mở trong ba dự án thí điểm.

Trong khuôn khổ tiến trình này, tại hội thảo UNESCO diễn ra ngày hôm qua, đại diện các bộ từ ba quốc gia đã chia sẻ về tiến độ, kinh nghiệm và những bài học hay nhất rút ra được được từ giai đoạn đầu tiên.

Ông Hegazi Idris, Cố vấn của Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Học tập suốt đời, Bộ Giáo dục và Giáo dục Kỹ thuật, Ai Cập, cho biết: "Dự án nhắm đến giải quyết các thách thức giáo dục bằng cách tích hợp các nền tảng học tập kỹ thuật số và nội dung số phù hợp với chương trình giảng dạy và năng lực số của giáo viên. Bên cạnh đó, dự án cũng hướng tới việc thúc đẩy các mô hình giáo dục mở thông qua các chính sách học tập chuyển đổi số quốc gia."

•  Tại Ai Cập, TeOSS đã hỗ trợ 950.000 nhà giáo dục K-12 thông qua Trung tâm Đào tạo Từ xa Quốc gia.

•  Tại Ghana, TeOSS đã cải tiến các nền tảng giáo dục quốc gia cho sinh viên và nhà giáo trên toàn quốc. Tại 10 trường thí điểm, dự án đã mang lại lợi ích cho 1.000 giáo viên và 3.000 học sinh.

•  Ở Ethiopia, TeOSS đã mang lại lợi ích cho 12.000 học sinh và 250 nhà giáo tại 24 trường trung học thí điểm được lựa chọn.

Cũng tại hội thảo của UNESCO, các đại diện từ Brazil, Thái Lan và Ai Cập đã thảo luận các vấn đề quốc gia chính liên quan đến và các Giai đoạn II của dự án TeOSS có thể giúp giải quyết các vấn đề này.

Ông Suthep Kaengsanthia, Thư ký thường trực về Giáo dục, Bộ Giáo dục, Thái Lan cho biết: "Thái Lan triển khai chương trình Thái Lan chuyển đổi số để đạt được nền giáo dục kỹ thuật số thông qua khả năng kết nối, nội dung và năng lực".

Barbara Bacellar Rodrigues de Godoy, Chuyên gia tư vấn quản lý dự án giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục, Brazil cho biết: "Brazil đặt mục tiêu kết nối phổ cập giáo dục ở tất cả các trường giáo dục cơ bản công lập trong nước vào năm 2026".

TeOSS ủng hộ sáng kiến hòa nhập kỹ thuật số TECH4ALL của Huawei trong lĩnh vực giáo dục, nhằm mục đích thúc đẩy công nghệ để thúc đẩy công bằng và chất lượng giáo dục.

Bà Lưu Minh Châu, Giám đốc Văn phòng Chương trình TECH4ALL tại Huawei cho biết: "Huawei cam kết hợp tác toàn diện với UNESCO, các chính phủ và tất cả các bên liên quan để phát triển các giải pháp công nghệ có thể tạo nên một thế giới kỹ thuật số toàn diện và bền vững".

nguồn: Huawei