BẮC KINH, 6/7/2024 /PRNewswire/ -- Lễ khai trương Tuyến đường vận tải quốc tế xuyên Caspian đã được tổ chức tại Kazakhstan vào hôm thứ Tư vừa qua, đánh dấu việc lần đầu tiên những chiếc xe tải của Trung Quốc lăn bánh trên tuyến đường vận tải nối liền giữa Trung Quốc và Biển Caspian.
Các chuyến tàu chở hàng từ Trung Quốc tới Châu Âu qua Biển Caspian đã liên tục duy trì hoạt động thông suốt trong vòng hai năm qua. Giờ đây, một mạng lưới toàn diện, đa chiều tích hợp vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường ống đã được thiết lập.
Là hai thành viên sáng lập của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Trung Quốc và Kazakhstan đã cùng nhau hợp tác trong một dự án nhằm nêu cao Tinh thần Thượng Hải, thể hiện sự tin tưởng lẫn nhau, đôi bên đều có lợi, bình đẳng, trao đổi ý kiến, tôn trọng sự đa dạng văn hóa của nhau và theo đuổi sự phát triển chung.
Sức hấp dẫn của Tinh thần Thượng Hải tiếp tục trở nên nóng hơn khi Belarus chính thức gia nhập SCO trong Cuộc họp lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia SCO tại Astana vào hôm thứ Năm vừa qua, trở thành quốc gia thành viên thứ 10 của tổ chức này.
Xây dựng một thế giới an toàn
Trong hội nghị thượng đỉnh SCO, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các nước thành viên tăng cường đảm bảo an ninh xã hội trước các mối đe dọa từ tư tưởng Chiến tranh Lạnh, giải quyết các thách thức an ninh phức tạp thông qua trao đổi, đối thoại và phối hợp, đồng thời ứng phó với bối cảnh thị trường quốc tế đang không ngừng biến đổi với một cách tiếp cận đôi bên cùng có lợi, nhằm xây dựng một thế giới hòa bình lâu dài và đảm bảo nền an ninh toàn cầu.
Các thành viên SCO đã thông qua Tuyên bố Astana và cam kết tiếp tục hợp tác chống khủng bố cũng như trấn áp các hoạt động buôn bán ma túy và hành vi tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
SCO cũng kêu gọi các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc tiến hành công cuộc giải trừ vũ khí một cách toàn diện và hiệu quả dưới sự chỉ đạo của quốc tế, củng cố các quy định nhằm ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hạt nhân trên toàn cầu và phản đối các cuộc chạy đua vũ trang ngoài vũ trụ. Vào hôm thứ năm, các nước thành viên của SCO đã cùng nhau đưa ra một sáng kiến kêu gọi đoàn kết giữa các quốc gia nhằm thúc đẩy công lý, hòa hợp và hòa bình thế giới.
SCO tuyên bố rằng, những rủi ro và thách thức liên quan đến vấn đề an ninh trong thời điểm hiện tại đã bành trướng ra toàn cầu và chỉ có thể được giải quyết thông qua việc xây dựng một thế giới đa cực, cải thiện quản trị kinh tế toàn cầu và các nỗ lực phối hợp để giải quyết các mối đe dọa an ninh thông thường cũng như các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
Ông Tập nhấn mạnh tại bài phát biểu tham dự cuộc họp "SCO Plus" diễn ra vào hôm thứ Năm rằng: "Nền an ninh toàn cầu chỉ có thể hình thành khi mọi quốc gia đều được đảm bảo an toàn".
Hợp tác đôi bên cùng có lợi
Ông Tập cũng lưu ý tại hội nghị thượng đỉnh SCO rằng các quốc gia thành viên nên tuân thủ lợi ích chung và tính toàn vẹn riêng của mỗi quốc gia, giữ vững tốc độ phát triển của các chuỗi công nghiệp cũng như duy trì chuỗi cung ứng ổn định và thông suốt, kích thích động lực nội tại của các nền kinh tế trong khu vực và cùng nhau hướng tới các mục tiêu phát triển chung.
Trung Quốc đã thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên SCO và đề xuất các sáng kiến như Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) nhằm thúc đẩy sự phát triển chung.
Dự án đường sắt Trung Quốc-Kyrgyzstan-Uzbekistan đánh dấu một thành tựu quan trọng của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), dự án cũng là biện pháp giúp tăng cường sự kết nối và hợp tác thương mại giữa các thành viên SCO. Ba nước đã cùng nhau ký một thỏa thuận liên chính phủ về dự án này vào tháng 6.
Tổng thống Uzbekistan, ông Shavkat Mirziyoyev cho biết, khi được chính thức khánh thành, tuyến đường này sẽ trở thành tuyến đường bộ ngắn nhất nối liền Trung Quốc và các nước Trung Á. Ông chia sẻ thêm, tuyến đường này cũng sẽ mở ra những cánh cửa mới cho các thị trường lớn ở Nam Á và Trung Đông, mang lại lợi ích cho sự hợp tác giữa các nước trong khu vực và Trung Quốc.
Tuyến đường sẽ có điểm đầu nằm ở Kashgar, khu tự trị Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc và đi qua Kyrgyzstan sau đó thâm nhập sâu vào trong lãnh thổ của Uzbekistan. Trong tương lai, tuyến đường có thể mở rộng sang cả khu vực Tây Á và Nam Á.
Các nước thành viên của SCO vẫn cần lưu ý rằng, mục tiêu quan trọng số một của sáng kiến được ban hành hôm thứ năm chính là tiếp tục bảo vệ cũng như củng cố hệ thống thương mại đa phương cởi mở, minh bạch, công bằng, toàn diện và không phân biệt đối xử, nhằm thúc đẩy xây dựng nền kinh tế thế giới mở.
Sáng kiến này của SCO có phạm vi áp dụng phủ rộng hơn 60% lục địa Á-Âu và gần một nửa dân số thế giới, dự kiến sẽ mang lại cơ hội chiến lược để các hành lang vận tải đường bộ và đường biển trong khu vực có thể phát huy hết các thế mạnh và lợi thế vốn có.