omniture

CGTN: Vì sao công cuộc đẩy mạnh cải cách lại quan trọng đến vậy đối với Trung Quốc?

CGTN
2024-07-18 02:25 864

BẮC KINH, 18/07/2024 /PRNewswire/ -- Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc là nơi trưng bày một bộ sưu tập đặc biệt gồm 109 con dấu chính thức. Các con dấu này, có nguồn gốc từ Khu mới Tân Hải thuộc thành phố Thiên Tân, đã bị loại bỏ vào năm 2014 sau khi chính quyền địa phương thành lập Cục xét duyệt hành chính và hợp nhất hàng trăm đơn vị xét duyệt thành một bộ phận, thay thế 109 con dấu chính thức bằng một con dấu duy nhất.

Năm 2014, mặc dù khái niệm nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã được giới thiệu từ hơn hai thập kỷ trước đó nhưng việc thực hiện hoạt động kinh doanh vẫn còn gặp nhiều thách thức. Một nhà lập pháp từ Đại hội Đại biểu Nhân dân Thành phố Thiên Tân tiết lộ rằng một dự án đầu tư, từ việc thu mua đất đến hoàn thành tất cả các thủ tục phê duyệt hành chính, cần hơn 30 đơn phê duyệt của chính phủ và hơn 100 con dấu. Toàn bộ quá trình hoàn tất sau tối thiểu 272 ngày làm việc.

Bộ sưu tập 109 con dấu được trưng bày tại bảo tàng quốc gia đã thể hiện quyết tâm của Trung Quốc trong việc đẩy mạnh cải cách thể chế. Qua nhiều năm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Quốc vụ viện Trung Quốc đã hủy bỏ hoặc ủy quyền cho các cấp chính quyền thấp hơn trong việc phê duyệt hành chính đối với hơn 1.000 hạng mục và giảm số lượng các hạng mục đầu tư phải được chính quyền trung ương phê duyệt xuống hơn 90%.

Tại sao việc đẩy mạnh cải cách lại quan trọng

Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách và mở cửa từ năm 1978. Trong suốt 46 năm qua, Trung Quốc đã chuyển mình từ một nền kinh tế nghèo nàn và kém phát triển, vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

"Cải cách và mở cửa là một mục tiêu quan trọng giúp Trung Quốc theo kịp thời đại," Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại một hội nghị chuyên đề vào năm 2023. Ông bổ sung rằng: "Để thúc đẩy hiện đại hóa Trung Quốc, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách và mở cửa một cách toàn diện, liên tục giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất xã hội, đồng thời khai thác và nâng cao năng lực xã hội."

Trung Quốc đã chính thức khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 20 tại Bắc Kinh vào hôm thứ Hai vừa qua. Cuộc họp sẽ tập trung vào việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách toàn diện và thúc đẩy hiện đại hóa Trung Quốc.

Wang Chunguang, nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết Trung Quốc hiện đã bước vào giai đoạn khó khăn trong quá trình cải cách, đối mặt với những nhiệm vụ phức tạp và cấp bách hơn so với trước đây, như hiệu quả của các cải cách trước đó ngày càng giảm, con đường cải cách trong tương lai còn chưa rõ ràng, và quan hệ quốc tế đang thay đổi. Nếu không giải quyết được các thách thức khác nhau liên quan đến các vấn đề về xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị thông qua việc tiếp tục cải cách, quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc sẽ bị hạn chế đáng kể.

Fan Weiqing, phó giáo sư tại Đại học Vũ Hán, cho biết khi một vòng cách mạng và chuyển đổi công nghiệp mới đang hình thành trên toàn cầu, và khi sự cạnh tranh về khoa học công nghệ đang ngày càng gay gắt, việc đẩy mạnh cải cách cũng rất quan trọng đối với công cuộc đổi mới công nghệ của Trung Quốc, điều này được xem là "yếu tố quyết định" ảnh hưởng đến tương lai của đất nước.

"Để giải quyết chuỗi mâu thuẫn và thách thức nổi bật mà Trung Quốc đang phải đối mặt trong quá trình phát triển tiếp theo, chúng ta phải đẩy mạnh cải cách và mở cửa," ông Tập cho biết. Ông rất coi trọng việc đẩy mạnh cải cách. Một năm sau khi ông chính thức nhậm chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2012, chính phủ trung ương đã thông qua một quyết định để đẩy mạnh cải cách toàn diện, với mục tiêu cải thiện và phát triển hệ thống xã hội chủ nghĩa mang đậm nét văn hóa của Trung Quốc và hiện đại hóa hệ thống cũng như năng lực quản trị của Trung Quốc.

Trung Quốc đang đẩy mạnh cải cách như thế nào?

Kể từ đó, lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra lộ trình đẩy mạnh cải cách toàn diện, và đất nước này cũng đã triển khai hơn 3.000 kế hoạch cải cách bao gồm cải cách tổ chức Đảng và Nhà nước, cải cách đất đai nông thôn, cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách tài chính, chuyển đổi xanh và cải cách hệ thống y tế.

Trong tất cả các kế hoạch cải cách, kế hoạch cải cách kinh tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Ông Tập đã chủ trương đề xuất việc đưa thị trường lên làm "yếu tố quyết định" trong quá trình phân bổ tài nguyên, điều này thể hiện một tín hiệu mạnh mẽ về việc điều chỉnh chính sách, vì cụm "yếu tố quyết định" đã được sử dụng để chỉ các "yếu tố cơ bản" trong các tuyên bố chính thức trước đó.

Dưới sự chỉ đạo của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã thành lập một cục phát triển kinh tế tư nhân để hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân, thúc đẩy cải cách tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp vốn cho các doanh nghiệp tư nhân, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước (SOE) để cải thiện hệ thống doanh nghiệp hiện đại, và thực hiện hệ thống danh mục đầu tư âm về quyền tiếp cận thị trường, cho phép gia nhập vào các lĩnh vực không bị cấm.

Lợi ích mà các cuộc cải cách đem lại là rất đáng kể. Kế hoạch hành động ba năm về cải cách doanh nghiệp nhà nước (2020-2022) đã chuyển đổi hơn 165.000 doanh nghiệp nhà nước thành các công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, và khoảng 38.000 doanh nghiệp nhà nước đã thành lập hội đồng quản trị. Từ năm 2012 đến 2023, số lượng doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc đã tăng gấp bốn lần, và tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân so với tổng số doanh nghiệp đã tăng từ chưa đến 80% lên hơn 92%.

Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới phát hành năm 2020 cho biết, nhờ vào các kế hoạch cải cách vững chắc và mạnh mẽ, Trung Quốc đã ghi nhận sự cải thiện chưa từng có trong môi trường kinh doanh của quốc gia này, và đã được xếp vào nhóm 10 quốc gia cải cách hàng đầu toàn cầu trong hai năm liên tiếp.

https://news.cgtn.com/news/2024-07-16/Why-is-deepening-reform-so-important-for-China--1vhwv3kKVkk/p.html

nguồn: CGTN