BẮC KINH, 7/8/2024 /PRNewswire/ -- Các vận động viên bơi lội của Đội tuyển Trung Quốc tại Thế vận hội Olympic Paris 2024 đã phải trải qua một loạt các bài kiểm tra gắt gao về chất cấm và không có bất kì một vi phạm nào được ghi nhận, bất chấp những cáo buộc không chính xác đang lan truyền nhanh chóng trên một số phương tiện truyền thông.
Thực tế, các vận động viên bơi lội của Trung Quốc là những vận động viên phải đối mặt với nhiều thử thách nhất ở đại hội Olympic Paris.
Theo số liệu thống kê chính thức từ World Aquatics công bố ngày 23 tháng 7, tổng số bài kiểm tra mà đội tuyển bơi lội Trung Quốc phải thực hiện đã vượt qua con số 600 tính từ đầu tháng 1 năm 2024, trong đó mỗi vận động viên bơi lội đã phải kiểm tra khoảng 21 lần, trong khi các đối thủ của họ chỉ phải kiểm tra trung bình từ 4 đến 6 lần. World Aquatics là liên đoàn quốc tế được Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) công nhận để quản lý các cuộc thi quốc tế về thể thao dưới nước.
Tại cuộc họp báo diễn ra vào ngày 2 tháng 8 vừa qua, ông Mark Adams, giám đốc truyền thông của IOC nhận định: "Họ đã được kiểm tra đầy đủ".
Ông Pau Gasol, một thành viên của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) với hai lần vô địch NBA cho biết, một số cuộc kiểm tra được tiến hành chỉ để mang lại sự "yên tâm" cho những vận động viên còn lại.
Gasol lưu ý: "Nhiều cuộc kiểm tra diễn ra vào đầu ngày hoặc giữa đêm, điều đó không hề dễ dàng đối với các vận động viên, đặc biệt vì nó làm gián đoạn việc nghỉ ngơi, tập luyện cũng như các lịch trình khác".
Ông Gasol thể hiện sự đồng cảm: "Là một vận động viên, tôi đánh giá cao sự hợp tác của các vận động viên bơi lội Trung Quốc trong trường hợp này". "Hy vọng rằng không có bất kì vận động viên nào từ các quốc gia khác phải trải qua điều này."
Các cuộc kiểm tra không phát hiện bất kì vi phạm nào
Dong Jun, một bình luận viên thể thao tại Bắc Kinh, chia sẻ với CGTN rằng việc kiểm tra nghiêm ngặt đối với Đội tuyển Trung Quốc "là một cách hiệu quả để chứng minh sự minh bạch của đội tuyển này". "Kết quả sẽ nói lên tất cả."
Một số bài báo từ các phương tiện truyền thông trích dẫn kết quả xét nghiệm dương tính của 23 vận động viên bơi lội Trung Quốc vào năm 2021, bảy tháng trước khi diễn ra Thế vận hội Tokyo. Tuy nhiên, một cuộc điều tra cho thấy những vận động viên bơi lội đã nhiễm phải chất cấm do vô tình ăn thực phẩm bị ô nhiễm, một trường hợp không quá hiếm trên thế giới.
Ông David Lappartient, thành viên Hội đồng quản trị của Cơ quan chống doping thế giới (WADA), cho biết: "Không ghi nhận bất kì hành vi vi phạm các điều luật phòng chống chất cấm nào [trong trường hợp này]".
Ông Lappartient, thành viên IOC kiêm chủ tịch Ủy ban Thể thao và Olympic Quốc gia Pháp, chia sẻ với CGTN rằng đó "rõ ràng là kết luận" từ phía WADA và các công tố viên độc lập có liên quan.
Ông Lappartient nhận định: "Không có lý do gì để nghi ngờ kết luận của WADA về trường hợp này".
Nỗ lực chống doping của Trung Quốc
Trung Quốc đang nỗ lực hết mình trong việc thực hiện các công tác chống doping. Ngày 25/7, Cơ quan phòng chống chất cấm Trung Quốc (CHINADA) cho biết họ sẽ làm việc với tất cả các bên liên quan để đảm bảo rằng hệ thống quản lý chống doping toàn cầu duy trì được sự minh bạch, công bằng, và chính xác.
Lập trường này đã một lần nữa được Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại. Vào tháng 6, người phát ngôn của Bộ, ông Lin Jian cho biết, chính phủ Trung Quốc sẽ "không khoan nhượng" đối với các hành vi sử dụng doping và yêu cầu các vận động viên tuân thủ nghiêm ngặt Bộ luật chống doping thế giới và kiên quyết bảo vệ sức khỏe của các vận động viên cũng như sự công bằng trong thể thao.
Các nỗ lực và biện pháp nhằm ngăn chặn và xử lý việc sử dụng chất cấm trong thể thao cũng là một phần quan trọng trong kế hoạch phát triển thể thao của Trung Quốc giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch chi tiết liên quan đến việc cải thiện các quy trình hiện có để phát hiện và ngăn chặn hành vi sử dụng chất cấm trong thể thao, sửa đổi các điều luật liên quan và phát triển các công nghệ tiên tiến để phát hiện chất cấm.