omniture

CGTN: Cùng nhau thực hiện công cuộc hiện đại hóa: Trung Quốc, Châu Phi đều đặt mục tiêu mở ra một chương mới trong kế hoạch xây dựng cộng đồng tương lai chung

CGTN
2024-09-06 21:12 3878

BẮC KINH, 6/9/2024 /PRNewswire/ -- Tuyến đường sắt dài 1.860 km kéo dài từ Dar es Salaam ở Tanzania đến New Kapiri Mposhi ở Zambia do Cơ quan Đường sắt Tanzania-Zambia (TAZARA) khởi công thực hiện, đóng vai trò như một biểu tượng quan trọng của mối quan hệ lâu dài giữa Trung Quốc và Tanzania.

Trong suốt 48 năm hoạt động, tuyến đường sắt đã vận chuyển hơn 30 triệu tấn hàng hóa và hơn 40 triệu hành khách, trở thành tuyến đường sắt quan trọng trong việc đảm bảo duy trì các hoạt động kinh tế và phát triển của Tanzania, Zambia cũng như của các khu vực lân cận.

Vào hôm thứ Tư, các nhà lãnh đạo của ba nước đã cùng chứng kiến lễ ký kết biên bản ghi nhớ về dự án phục hồi tuyến đường sắt TAZARA, nhằm mục đích cải thiện hơn nữa mạng lưới vận tải liên phương thức đường sắt - đường biển ở Đông Phi.

Trong thời đại của kỷ nguyên mới, Trung Quốc tiếp tục mang đến những cơ hội phát triển chưa từng có cho các nước thuộc khu vực châu Phi và vẫn giữ vững cam kết theo đuổi định hướng chung trong việc tin cậy lẫn nhau, phát triển có lợi cùng nhau, học hỏi lẫn nhau và hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển quan hệ Trung Quốc-Châu Phi.

Phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - Châu Phi (FOCAC) năm 2024 vào hôm thứ năm vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ca ngợi việc Trung Quốc và Châu Phi đang ngày càng trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn, điều này mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho cả người dân Trung Quốc lẫn người dân Châu Phi, đồng thời đây cũng trở thành ví dụ điển hình cho một loại hình quan hệ quốc tế mới.

Ông Tập tuyên bố mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và tất cả các đối tác hợp tác của Trung Quốc ở Châu Phi đã được nâng lên tầm quan hệ chiến lược và đặc điểm chung của quan hệ Trung Quốc-châu Phi đã được nâng lên thành cộng đồng Trung Quốc-châu Phi bền vững với mục tiêu cùng xây dựng cộng đồng tương lai chung trong kỷ nguyên mới.

Mối quan hệ hợp tác Trung Quốc-Châu Phi phát triển mạnh mẽ

Kể từ khi thành lập vào năm 2000, Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Châu Phi (FOCAC) đã không ngừng thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của mối quan hệ Trung Quốc-Châu Phi, trở thành một mô hình mẫu mực cho hợp tác Nam-Nam (mối quan hệ hợp tác giữa các nước đang phát triển ở phía Nam Bán Cầu) và hợp tác quốc tế với Châu Phi.

Trong 24 năm qua, mối quan hệ hợp tác thiết thực giữa Trung Quốc và châu Phi đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, giúp đẩy mạnh sự trao đổi sôi động chưa từng có trên nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Kim ngạch thương mại Trung Quốc-Châu Phi đã tăng gấp 26 lần, từ 10,5 tỷ đô la vào năm 2000 lên 282,1 tỷ đô la vào năm 2023. Tính đến cuối năm 2023, tổng vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Châu Phi đã vượt quá 40 tỷ đô la.

Trong khi đó, hai bên đã hợp tác xây dựng và nâng cấp một lượng lớn cơ sở vật chất bao gồm gần 100.000 km đường bộ, hơn 10.000 km đường sắt, gần một nghìn cây cầu và một trăm cảng biển. Năm mươi hai quốc gia châu Phi cùng Ủy ban Liên minh châu Phi đã ký kết các văn bản về việc hợp tác thực hiện sáng kiến Vành đai và Con đường với Trung Quốc.

Trung Quốc đã có những hỗ trợ đáng kể giúp xây dựng các tuyến đường, cầu và cảng để thúc đẩy khả năng kết nối và giao thương trên lục địa Châu Phi. Ví dụ, tuyến đường sắt Mombasa-Nairobi đã giúp cắt giảm đáng kể chi phí vận chuyển và thời gian di chuyển, từ đó thúc đẩy hoạt động thương mại và buôn bán trong khu vực. Tuyến đường sắt Addis Ababa-Djibouti kết nối Ethiopia với cảng Djibouti, giúp tiếp cận tốt hơn với thị trường quốc tế.

Trong nỗ lực tăng cường hợp tác Trung Quốc-Châu Phi và nỗ lực đạt được vị trí dẫn đầu quá trình hiện đại hóa Nam Bán cầu, ông Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Châu Phi để thực hiện mười kế hoạch hành động đối tác trong ba năm tới bao gồm: học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh; phát triển thương mại; hợp tác chuỗi công nghiệp; kết nối; hợp tác và phát triển; y tế; nông nghiệp và sinh kế; giao lưu văn hóa và nhân dân; phát triển xanh; an ninh chung.

Ông cho biết Trung Quốc sẽ mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp đến từ châu Phi, thúc đẩy khu vực thí điểm hợp tác kinh tế và thương mại sâu rộng giữa Trung Quốc và châu Phi, đồng thời thực hiện 30 dự án kết nối cơ sở hạ tầng quy mô lớn tại châu Phi.

Ông cho biết thêm rằng Trung Quốc sẽ cử 2.000 nhân viên y tế đến Châu Phi để triển khai 20 chương trình về điều trị sốt rét tại các cơ sở y tế, đồng thời cử 500 chuyên gia nông nghiệp để hỗ trợ phát triển các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp tại các nước Châu Phi.

Một con đường chung hướng tới mục tiêu thúc đẩy hiện đại hóa

Trong thời đại của kỷ nguyên mới, Trung Quốc và Châu Phi cam kết xây dựng một cộng đồng gần gũi hơn với tương lai chung và trở thành những người bạn đồng hành thân thiết trên cuộc hành trình khám phá con đường hiện đại hóa.

Trung Quốc đã hỗ trợ Châu Phi giải quyết các vấn đề cốt lõi trong quá trình phát triển như vấn đề cơ sở hạ tầng lạc hậu, thiếu hụt lương thực và thiếu hụt nhân tài, đồng thời việc thâm nhập vào thị trường Châu Phi cũng mang đến cho các công ty Trung Quốc cơ hội để mở rộng quy mô hoạt động trên thị trường quốc tế.

Ví dụ, ở vùng ven biển của Tanzania, Nhà máy Sapphire Float Glass do Trung Quốc đầu tư không chỉ phục vụ thị trường địa phương mà còn xuất khẩu kính nổi (float glass) sang sáu quốc gia khác ở châu Phi. Được khánh thành vào tháng 9 năm 2023, dự án dự kiến sẽ tạo ra 1.650 việc làm trực tiếp và 6.000 việc làm gián tiếp khi đạt công suất hoạt động tối đa. Nhà máy đã tạo ra 1.012 việc làm trực tiếp và 3.857 việc làm gián tiếp cho người dân.

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã thành lập 24 trung tâm trình diễn công nghệ nông nghiệp tại Châu Phi và giới thiệu hơn 300 công nghệ nông nghiệp tiên tiến, giúp gia tăng năng suất cây trồng trung bình tại địa phương từ 30 lên 60 phần trăm và mang lại lợi ích đáng kể cho hơn một triệu nông dân trên khắp lục địa.

Hiện nay, hơn 200 doanh nghiệp Trung Quốc đang tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Châu Phi, với tổng giá trị đầu tư đạt trên 1 tỷ đô la. Các khoản đầu tư này trải dài trên nhiều lĩnh vực, bao gồm vật tư và máy móc nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi, chế biến và bán hàng.

"Trên con đường hiện đại hóa, sẽ không có ai và không có bất kì quốc gia nào bị bỏ lại phía sau", ông Tập Cận Bình phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh FOCAC 2024. Ông Tập cũng đồng thời kêu gọi các nước cùng nhau thúc đẩy hiện đại hóa một cách công bằng và bình đẳng, cởi mở và cùng có lợi, đặt con người lên hàng đầu, thực hiện hiện đại hóa có tính đa dạng và hòa nhập, thân thiện với môi trường cũng như được củng cố bằng hòa bình và an ninh.

Ông cho biết, việc Trung Quốc và Châu Phi đồng hành cùng nhau trên con đường thực hiện công cuộc hiện đại hóa sẽ tạo ra làn sóng hiện đại hóa mạnh mẽ ở Nam Bán cầu và mở ra một chương mới trong nỗ lực hướng tới một cộng đồng tương lai chung cho toàn nhân loại.

https://news.cgtn.com/news/2024-09-05/China-Africa-eye-new-chapter-in-building-community-with-shared-future-1wDYAx3CGLm/p.html 

 

 

nguồn: CGTN