omniture

CGTN: Tại sao mạng lưới khu bảo tồn thiên nhiên của Trung Quốc lại là vô giá?

CGTN
2024-09-30 14:57 3895

BẮC KINH, 30/09/2024 /PRNewswire/ -- Mùa hè là mùa bận rộn nhất tại hồ Thanh Hải, hồ nước mặn lớn nhất Trung Quốc.

Những chú chim mớm thức ăn và chăm sóc chim non, còn người chăn bò lùa đàn đến những đồng cỏ trên núi cao. Cùng lúc đó, đàn cá chép trần (cá chép không vảy), loài cá đặc hữu của hồ, đã tụ họp về đây để bắt đầu cuộc di cư hàng năm.

Những chú cá này sống trong hồ ở độ sâu trung bình 18 mét, nằm tại tỉnh Thanh Hải phía tây bắc Trung Quốc. Do hàm lượng muối và kiềm cao trong nước hồ ức chế sự phát triển tuyến sinh dục của chúng nên cứ từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, cá chép trần trưởng thành sẽ di chuyển đến vùng nước ngọt của sông Buha và sông Shaliu chảy vào hồ để sinh sản. Đây là một trong những kỳ quan vĩ đại của hồ Thanh Hải – cuộc di cư của cá chép trần.

Cá chép trần 'biến mất và hồi sinh'

Cá chép trần giữ vị trí đặc biệt trong lòng người dân Thanh Hải vì chúng từng cứu sống vô số sinh mạng nơi đây. Vào những năm 1950 và 1960, tình trạng thiếu lương thực đã khiến người dân địa phương phải dựa vào cá để sinh tồn. Sự phát triển quy mô lớn của quần thể cá chép trần ở hồ Thanh Hải cũng bắt đầu.

Nhưng chỉ trong vài thập kỷ, "món quà của hồ thần", như cách người ta gọi loài cá này, đã lâm vào nguy cơ tuyệt chủng do tình trạng đánh bắt quá mức và mất môi trường sống. Đến đầu thế kỷ 21, số lượng cá chép trần ở hồ Thanh Hải đã giảm xuống còn chưa đến 1 phần trăm so với số lượng cao nhất trong lịch sử.

Chính quyền địa phương đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá và trấn áp mạnh tay tình trạng đánh bắt và buôn bán cá trái phép. Kết hợp với nhân giống nhân tạo và cải thiện hệ sinh thái của hồ, quần thể cá chép trần đã phần nào phục hồi dù tỷ lệ sinh sản vẫn thấp.

Theo thời gian, những nỗ lực đã được đền đáp. Tính đến năm 2023, tổng số lượng cá chép trần trong hồ đã đạt khoảng 120.300 con – gấp khoảng 44 lần so với năm 2002. Tình trạng bảo vệ của loài cá này đã được hạ cấp từ "nguy cấp" xuống "sẽ nguy cấp".

Việc bảo vệ cá chép trần chỉ là một ví dụ về thành công trong nỗ lực bảo tồn của Trung Quốc. Từ gấu trúc khổng lồ và cò quăm mào đến khỉ mũi hếch vàng, số lượng các loài quý hiếm đã dần tăng lên tỷ lệ thuận với sự phát triển của hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Trung Quốc.

Trung Quốc là nơi có sự đa dạng sinh học phong phú nhất trên Trái Đất và là quốc gia duy nhất có gần như đầy đủ tất cả các loại hệ sinh thái. Các khu bảo tồn thiên nhiên đã thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và đóng vai trò chính trong việc bảo vệ an ninh sinh thái quốc gia.

Kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào năm 1949, các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc nhiều loại hình khác nhau cũng đã được thành lập tại đây. Việc bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng đã liên tục được tăng cường, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển và mạng lưới các khu bảo tồn thiên nhiên đang mang lại những kết quả khởi sắc.

Khi ông Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, nền văn minh sinh thái đã được đưa vào kế hoạch phát triển tổng hợp của Trung Quốc vào năm 2012. Kể từ đó, nhiều thay đổi lớn hơn đã diễn ra trên khắp cả nước khi ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm sự chung sống hài hòa giữa nhân loại và thiên nhiên.

"Kich Dịch (l Ching) xưa đã chỉ dạy rằng 'Chúng ta nên tìm hiểu về sự thay đổi của các mùa bằng cách nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và thúc đẩy sự phát triển xã hội bằng cách nghiên cứu các hiện tượng của con người. Sự giàu có xuất phát từ việc tuân theo quy luật của trời đất và hỗ trợ trật tự tự nhiên", ông Tập phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc về Bảo vệ Sinh thái và Môi trường vào ngày 18/5/2018.

Theo Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc, đến tháng 6/2024, nước này đã phục hồi được hơn 100 triệu mẫu (khoảng 6,7 triệu ha) hệ sinh thái bao gồm núi, sông, rừng, đất nông nghiệp, hồ, đồng cỏ và sa mạc.

Các khu bảo tồn của Trung Quốc bao phủ 18 phần trăm diện tích đất liền và 4,1 phần trăm diện tích biển, tương ứng với 90 phần trăm các loại hệ sinh thái trên cạn, 85 phần trăm quần thể động vật hoang dã, 65 phần trăm quần thể thực vật bậc cao và gần 30 phần trăm các di tích địa chất quan trọng.

Các khu bảo tồn thiên nhiên của quốc gia này là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ môi trường sinh thái và "Chiến lược và Kế hoạch Hành động Bảo tồn Đa dạng Sinh học của Trung Quốc (2023-2030)" đã nêu rõ các lĩnh vực ưu tiên và hành động để bảo tồn đa dạng sinh học.

Trung Quốc cũng đã gánh vác trách nhiệm quốc tế, tham gia vào hợp tác quản lý môi trường toàn cầu và bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời trở thành động lực thúc đẩy khái niệm cộng đồng chia sẻ tương lai vì nhân loại, nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau và những thách thức chung mà tất cả các quốc gia phải đối mặt.

https://news.cgtn.com/news/2024-09-27/Why-has-China-s-nature-reserve-network-proved-invaluable--1xezv2eED4c/p.html

nguồn: CGTN