omniture

CGTN: Trung Quốc và những đóng góp cho quan hệ hợp tác sâu rộng hơn trong khối BRICS

CGTN
2024-10-24 11:21 145

BẮC KINH, 24/10/2024 /PRNewswire/ -- Lãnh đạo của các quốc gia BRICS đang có cuộc họp trực tiếp đầu tiên tại thành phố Kazan của Nga sau khi nhóm này mở rộng thành viên từ năm lên 10 vào tháng 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Kazan vào hôm thứ ba để tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16. Trong hội nghị thượng đỉnh này, ông Tập sẽ trao đổi quan điểm với các nhà lãnh đạo khác về hợp tác thực tiễn và phát triển cơ chế BRICS cho các nền kinh tế mới nổi, cùng nhiều chủ đề khác.

Trung Quốc luôn là nước ủng hộ và tham gia mạnh mẽ vào cơ chế hợp tác BRICS, tìm kiếm những mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi với các thành viên khác và theo đuổi tinh thần cởi mở và hòa nhập.

Quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi

Kể từ khi thành lập, BRICS đã tìm kiếm những mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi, trong đó Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) có trụ sở tại Thượng Hải là dự án trọng điểm trong quan hệ hợp tác BRICS.

Là ngân hàng phát triển đa phương đầu tiên được thành lập bởi các nền kinh tế mới nổi, NDB cung cấp hỗ trợ tài chính cho hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch, bảo vệ môi trường và xây dựng cơ sở hạ tầng mạng trên khắp các quốc gia BRICS. Đến cuối năm 2023, IMF đã phê duyệt 105 dự án tại tất cả các quốc gia thành viên với tổng giá trị khoảng 35 tỷ USD.

Dilma Rousseff, chủ tịch NDB, gần đây đã phát biểu với giới truyền thông rằng NDB đóng vai trò là nền tảng quan trọng cho hợp tác quốc tế vượt lên trên ranh giới lãnh thổ, không chỉ khuếch đại tiếng nói của các nước BRICS mà còn đại diện cho nguyện vọng chung của các quốc gia khác.

Trung Quốc cam kết tăng cường hợp tác đôi bên cùng có lợi với các đối tác BRICS. Theo cơ quan hải quan, trong quý đầu tiên của năm nay, thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia BRICS đạt 1,49 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 209,7 tỷ USD), tăng 11,3 phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.

Ronnie Lins, giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu và kinh doanh Brazil-Trung Quốc, cho biết Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng sự đồng thuận giữa các quốc gia BRICS, thúc đẩy sự phối hợp và hợp tác, cũng như thúc đẩy chương trình nghị sự chung.

"Không phải là một hội nhóm biệt lập"

Yếu tố cởi mở và hội nhập vẫn là cam kết lâu dài của các thành viên BRICS kể từ khi cơ chế này ra đời. Ông Tập đã nhiều lần nhấn mạnh rằng các nước BRICS không tập hợp thành một hội nhóm biệt lập hay một nhóm độc quyền.

Tại một cuộc họp ở Hạ Môn năm 2017, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra chương trình "BRICS Plus", khuyến khích nhiều thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển tham gia.

Vào ngày 1/1/2024, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã trở thành thành viên BRICS, gia nhập cùng Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, đánh dấu sự khởi đầu chính thức cho quan hệ hợp tác sâu rộng hơn trong khối BRICS.

Hơn 30 quốc gia đã chính thức nộp đơn xin gia nhập hoặc bày tỏ sự quan tâm và nhiều quốc gia đang phát triển khác đang mong muốn quan hệ hợp tác sâu rộng hơn với nhóm này.

Phát biểu về hội nghị thượng đỉnh Kazan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lin Jian cho biết BRICS đã trở thành một lực lượng tích cực và ổn định vì lợi ích chung trong các vấn đề quốc tế.

Ông cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các bên khác để nỗ lực vì sự phát triển ổn định và bền vững của hợp tác BRICS, mở ra kỷ nguyên mới cho Nam Bán cầu tìm kiếm sức mạnh thông qua sự đoàn kết và cùng nhau thúc đẩy hòa bình và phát triển thế giới.

https://news.cgtn.com/news/2024-10-22/How-China-contributes-to-greater-BRICS-cooperation-1xUFW77KILe/p.html

nguồn: CGTN