omniture

CGTN: Trung Quốc thể hiện cam kết mở cửa giao thương thông qua hội chợ thương mại với quy mô lớn chưa từng có

CGTN
2024-11-07 17:19 6063

BẮC KINH, 7/11/2024 /PRNewswire/ -- Với mong muốn thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, các công ty quốc tế đang đổ xô đến Thượng Hải để tham gia Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE) lần thứ bảy. Đây là hội chợ thương mại nhập khẩu lớn nhất nước này và sự kiện sẽ dự kiến diễn ra từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 11 năm nay.

Là một sự kiện kinh tế và thương mại toàn cầu, tổng giá trị của các giao dịch diễn ra tại đây ước tính lên tới 78,4 tỷ đô la trong năm ngoái, tăng 6,7 phần trăm so với cùng kỳ năm trước đó và đạt mức tăng cao nhất mọi thời đại. CIIE năm nay sẽ chào đón 3.496 đơn vị triển lãm đến từ 129 quốc gia và khu vực khác nhau, sự kiện sẽ được tổ chức trong một trung tâm triển lãm có diện tích hơn 360.000 mét vuông - tương đương với 50 sân bóng đá tiêu chuẩn.

Theo các quan chức Trung Quốc, số lượng quốc gia và đơn vị triển lãm tham dự đã vượt qua kỷ lục trước đó. Và điều đáng chú ý nhất là con số kỉ lục, 297 đơn vị triển lãm đến từ các công ty nằm trong danh sách Fortune Global 500. Trong số tất cả các đơn vị tham gia, có 186 doanh nghiệp và tổ chức đã tham gia triển lãm trong bảy năm liên tiếp.

Trong bài phát biểu quan trọng tại lễ khai mạc CIIE năm nay vào hôm thứ Hai vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cho biết, việc đăng cai tổ chức CIIE là một khía cạnh quan trọng trong quá trình mở cửa và hợp tác của Trung Quốc, thể hiện cam kết vững chãi của Trung Quốc trong việc mở cửa giao thương với thế giới.

Cảng vụ Piraeus, đơn vị điều hành cảng lớn nhất Hy Lạp, đã tham gia triển lãm năm thứ bảy liên tiếp. Sau khi ra mắt tại sự kiện CIIE lần đầu tiên vào năm 2018, Cảng Piraeus đã ghi nhận số lượng container thông qua đạt mức cao kỷ lục vào năm 2019, với 40 phần trăm tổng khối lượng hàng hóa là đến từ Trung Quốc.

"Cảng Piraeus tham gia vào các sự kiện CIIE thường niên với mục tiêu khám phá các cơ hội hợp tác mới, hướng tới quan hệ đối tác đôi bên cùng có lợi với Trung Quốc", nhà triển lãm Evdoxia Kastrinelli chia sẻ với CMG. Bà cho biết thêm rằng, đơn vị điều hành cảng này sẽ tiếp tục tham gia vào các sự kiện CIIE trong tương lai.

Apitv, nhà cung cấp công nghệ ô tô có trụ sở chính tại Dublin, sẽ chính thức lần đầu tiên tham gia vào triển lãm này. Là một bộ phận của đơn vị sản xuất máy móc công nghiệp toàn cầu với hơn 100 năm lịch sử, công ty đang giới thiệu hơn 45 giải pháp cải tiến công nghệ tiên tiến, bao gồm các giải pháp năng lượng hydro, máy bơm tăng áp hydro lỏng và các sản phẩm tiên tiến khác, tất cả đều lần đầu ra mắt tại Trung Quốc.

Ông Jiang Weihao, đại diện của đơn vị triển lãm cho biết: "Chúng tôi đã ghi nhận những tác động đáng kể của CIIE đối với lĩnh vực thương mại trên toàn cầu trong những năm qua và với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc, đây là cơ hội tuyệt vời để chúng tôi tận dụng nền tảng này để hợp tác sâu hơn với các doanh nghiệp ở cả Trung Quốc và trên toàn thế giới".

Ngoài các sản phẩm công nghệ và hàng tiêu dùng từ các nước phát triển, hội chợ năm nay còn mở cửa chào đón các sản phẩm tới từ nhiều quốc gia đang phát triển khác, bao gồm 37 quốc gia kém phát triển nhất thế giới. Hơn 120 gian hàng triển lãm đã được cung cấp miễn phí cho các quốc gia này. Một số gian hàng giới thiệu các đặc sản nông nghiệp của Châu Phi như đậu phộng, cà phê, mật ong và bia.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - Châu Phi năm 2024, Trung Quốc đã công bố kế hoạch miễn thuế quan đối với tất cả các mặt hàng bị đánh thuế. Ưu đãi này đặc biệt dành cho các nước kém phát triển nhất có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, bao gồm 33 quốc gia ở khu vực châu Phi. Sau khi triển khai kế hoạch này, 22 tấn bơ nhập khẩu từ Nam Phi đã làm thủ tục hải quan và cập cảng Dương Sơn, Thượng Hải vào đầu tháng 10.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lý nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường sự đồng thuận trong mở cửa giao thương, đồng thời cho biết tất cả các bên cần cùng nhau tuân thủ các quy định cũng như quy tắc kinh tế và thương mại quốc tế, nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận kinh tế, thương mại đa phương và song phương.

Năm nay, Trung Quốc đã triển khai một loạt các biện pháp nhằm nhấn mạnh cam kết cải cách sâu rộng hơn và cởi mở hơn.

Bắt đầu từ ngày 8 tháng 11, Trung Quốc sẽ bổ sung chín quốc gia vào danh sách các quốc gia được miễn thị thực, nâng tổng số quốc gia trong danh sách lên tới gần 30. Vào ngày 1 tháng 11, Trung Quốc đã cập nhật danh sách hạn chế đầu tư nước ngoài mới, xóa bỏ mọi hạn chế trong lĩnh vực sản xuất. 

Nước này cũng đã sửa đổi chính sách đầu tư nước ngoài vào các công ty niêm yết và hiện sẽ cho phép các bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại chín thành phố. Một danh sách hạn chế toàn quốc đối với hoạt động thương mại dịch vụ xuyên biên giới cũng sẽ được ban hành.

Trong khi Trung Quốc tiếp tục mở cửa nền kinh tế và kích thích tăng trưởng, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc lên 5%, con số này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu tăng trưởng ban đầu của nước này.

Dựa trên dự báo của IMF, Bloomberg đưa tin Trung Quốc dự kiến sẽ vẫn là quốc gia đóng góp lớn nhất cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm năm tới, vượt qua tổng lượng đóng góp từ tất cả các nước trong nhóm G7.

Ông Lý cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục nới rộng cơ chế mở cửa giao thương cũng như tích cực tuân thủ các quy tắc kinh tế và thương mại quốc tế tiêu chuẩn cao, đồng thời cam kết nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện chiến lược nâng cấp các khu thương mại tự do thí điểm.

https://news.cgtn.com/news/2024-11-05/China-showcases-commitment-of-opening-up-via-massive-trade-fair-1yhuKBzAgZa/p.html 

nguồn: CGTN