omniture

Thực hiện hội nhập tài chính ở khu vực ASEAN

S.W.I.F.T.SCRL
2017-04-24 16:37 729

Bài viết mới đi sâu vào những thách thức tăng trưởng trong khu vực ASEAN và vai trò quan trọng của mô hình hợp tác công-tư trong việc giải quyết các thách thức đó

Hà Nội, ngày 24 tháng Tư năm 2017 – Hôm nay, SWIFT công bố báo cáo tham luận về chủ đề Thực hiện hội nhập tài chính ở khu vực ASEAN. Là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất và năng động nhất trên thế giới, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được dự kiến là có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 5,2% trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020. Ngày nay, hành trình hội nhập tài chính của khu vực này đã đạt tới một bước ngoặt quan trọng, và việc tiến tới trở thành một thị trường đơn lẻ, thống nhất yêu cầu quá trình tái tư duy cơ bản để hội nhập tài chính khu vực

Bài viết mới này phân tích các vấn đề cốt lõi đang gây cản trở cho quá trình hội nhập tài chính khu vực ASEAN và chỉ ra rằng, các vấn đề này hiện chưa được giải quyết thỏa đáng bằng các kế hoạch, chính sách công và sự điều phối hoạt động khu vực tư.

Bài viết này cho thấy rằng khu vực ASEAN đang ngày càng phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài. Năm 2016, các khoản thanh toán liên quan tới luồng mậu dịch bên trong ASEAN vẫn tiếp tục qua trung gian là các thị trường ngoài ASEAN, với 85% các khoản thanh toán đều theo đồng Đô la Mỹ, mà phần lớn trong số này đều được thanh toán tại Hoa Kỳ. Trong năm 2015-2016, các luồng mậu dịch nội địa mà trong đó, cả người gửi và người thụ hưởng đều ở Việt Nam, nhưng các khoản thanh toán có liên quan đều được thực hiện ở ngoài Việt Nam đã tăng lên 203%.

Giữa các thị trường ASEAN-5 (Singapore, Thái Lan, Malaysia, Phillipin, Indonesia) và LCMVB (Lào, Campuchia, Myanmar, Việt Nam, Brunei) đang hình thành nên một khoảng cách ngày càng lớn, với sự sụt giảm đáng kể hàng năm 26% trong luồng mậu dịch giữa hai nhóm nền kinh tế này trong năm 2016. Nghiên cứu phát hiện ra rằng khối lượng luồng mậu dịch ASEAN với các thị trường bên ngoài ASEAN (như Trung Quốc, Nhật Bản và Hồng Kông) đang tăng lên, gây thiệt thòi trực tiếp cho luồng mậu dịch bên trong ASEAN. Điều này chỉ ra nhu cầu phải rà soát các biện pháp nhằm nâng cao thương mại trong ASEAN và thúc đẩy phát triển toàn bộ tiềm năng của khu vực với tư cách là một thị trường đơn lẻ thống nhất. Quá trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng tài chính chậm chạp, khu vực công ty hoạt động thiếu thỏa đáng và năng lực kỹ thuật số còn yếu kém cũng là một thách thức đối với việc hội nhập tài chính ở khu vực ASEAN. Singapore vẫn giữ vị thế then chốt là trung tâm mậu dịch trong khu vực ASEAN, với 88% luồng mậu dịch xuất phát từ, hoặc có người thụ hưởng nằm trong thị trường này.

Bài viết cũng đề xuất các hành động để cộng đồng ASEAN giải quyết những vấn đề này. Trong số đó có việc hình thành cơ quan điều tiết cấp khu vực để dẫn dắt mô hình cộng tác công-tư đối với hội nhập thanh toán khu vực, hình thành các kế hoạch hành động ISO 20022 cho cơ sở hạ tầng tài chính ASEAN và xác định những đối tượng đứng đầu thị trường chịu trách nhiệm cho các sáng kiến trong khu vực.

Rahul Bhargava, Giám đốc phụ trách mảng Sáng kiến thị trường thanh toán, khu vực châu Á Thái Bình Dương, SWIFT chia sẻ: "Tầm nhìn của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2025 về cơ sở hạ tầng các hệ thống thanh toán khu vực ASEAN đòi hỏi phải có sự điều tiết khu vực và mô hình hợp tác công-tư vững mạnh. Bài viết nêu bật lên các điểm khác biệt trọng yếu hiện vẫn đang tồn tại trong cơ sở hạ tầng hệ thống thanh toán tiên tiến xuyên suốt các thị trường khối ASEAN, và trong việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 20022. Những nỗ lực hiện đại hóa cơ sở hạ tầng hệ thống thanh toán nội địa phải đúng hướng chặt chẽ với các mục tiêu AEC 2025, cũng như các xu hướng toàn cầu như việc áp dụng chuẩn ISO 20022 và hướng tới các hệ thống thanh toán theo thời gian thực. Điều sau cùng cần phải có đó là sự phản hồi mang tính phối hợp cao từ cấp lãnh đạo ở khối nhà nước và tư nhân để đạt được các mục tiêu hội nhập tài chính do AEC đề ra".

-####-

Giới thiệu về SWIFT

SWIFT là một hiệp hội do các hội viên trên toàn cầu sở hữu và là nhà cung cấp dịch vụ tin điện tài chính bảo mật hàng đầu thế giới. Chúng tôi cung cấp cho cộng đồng tài chính một hệ thống tin điện, các chuẩn truyền thông cùng các sản phẩm và dịch vụ để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp cận và hội nhập; nhận diện, phân tích và tuân thủ quy định về phòng chống tội phạm tài chính. Hệ thống tin điện, cùng các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi kết nối hơn 11.000 tổ chức ngân hàng, chứng khoán, cơ sở hạ tầng hệ thống thanh toán các thị trường và khách hàng doanh nghiệp tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, cho phép họ truyền đạt thông tin thanh toán một cách bảo mật và trao đổi thông điệp tài chính chuẩn hóa  một cách đáng tin cậy. Vốn là một nhà cung cấp uy tín, chúng tôi tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy tài chính toàn cầu cũng như địa phương, hỗ trợ thương mại và mậu dịch trên toàn thế giới; chúng tôi liên tục theo đuổi sự xuất sắc trong hoạt động và không ngừng tìm kiếm các cách thức nhằm giảm bớt chi phí, rủi ro và loại bỏ hoạt động thiếu hiệu quả. Với trụ sở nằm tại Bỉ, cơ chế quản lý và giám sát quốc tế của SWIFT củng cố cho đặc điểm toàn cầu, trung lập trong cấu trúc hiệp hội. Mạng lưới văn phòng toàn cầu của SWIFT đảm bảo phạm vi hoạt động tất cả các trung tâm tài chính lớn.


Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.swift.com hoặc theo dõi chúng tôi trên Twitter: @swiftcommunityLinkedIn: SWIFT

Liên hệ
Hong.Le@swift.com

Logo - http://photos.prnasia.com/prnh/20160127/8521600559Logo

nguồn: S.W.I.F.T.SCRL