THÂM QUYẾN, Trung Quốc, ngày 17/6/2020 /PRNewswire/ -- Gần đây, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh ngành dịch vụ tài chính toàn cầu Huawei 2020, Huawei và Công ty dữ liệu quốc tế (IDC) đã hợp tác phát hành trước báo cáo nghiên cứu chuyên sâu về tái định hình ngành ngân hàng cho kỷ nguyên phục hồi năm 2020. Theo lịch trình, Báo cáo nghiên cứu chuyên sâu này sẽ được phát hành toàn cầu vào tháng 8. IDC cho rằng sẽ có năm giai đoạn phục hồi chính và mỗi giai đoạn đều có cơ hội để tối ưu hóa sự phát triển mới. Nhìn chung, ngành ngân hàng có một vị thế vững chắc để vượt qua khó khăn của năm 2020 và nên đánh cược để tận dụng thời cơ này nhằm củng cố năng lực tổng thể và đánh giá lại các ưu tiên về chuyển đổi kỹ thuật số.
Ngành ngân hàng tận dụng công nghệ để tăng tốc phục hồi
Năm 2020 đã chứng kiến những biến động hệ thống chưa từng có do COVID-19 gây ra. Tuy nhiên, giống như mọi cuộc khủng hoảng khác, thách thức và cơ hội luôn song hành. Báo cáo nghiên cứu chuyên sâu này sẽ phân tích phản ứng của ngân hàng với những tình huống thử nghiệm về bối cảnh kinh doanh hiện tại, phân loại những phương án ứng phó tốt nhất trên toàn thế giới về cả ứng phó chiến lược và chiến thuật, đồng thời thiết lập một khuôn khổ phục hồi vững chắc mà ngân hàng và các tổ chức tài chính khác có thể áp dụng để củng cố vị trí nhằm tiếp cận khách hàng tốt hơn và đáp ứng nhu cầu của họ trong giai đoạn phục hồi sắp tới.
IDC cho rằng ngành ngân hàng có một vị thế vững chắc để vượt qua khó khăn của năm 2020. Nếu tận dụng thời điểm này để tăng cường xây dựng năng lực và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và dữ liệu, họ sẽ có thể tạo ra nhiều dịch vụ và sản phẩm phù hợp hơn, không chỉ được quản lý và phân phối bằng phương pháp kỹ thuật số mà là được tạo ra và khởi đầu từ nguồn gốc kỹ thuật số.
Tìm hiểu năm giai đoạn phục hồi chính để tối ưu hóa sự phát triển
Báo cáo nghiên cứu chuyên sâu của IDC và Huawei sẽ vạch ra năm giai đoạn phục hồi chính dựa trên quan sát của IDC, bao gồm các giai đoạn: khủng hoảng COVID, kinh tế trì trệ, suy thoái, tăng trưởng trở lại và trạng thái bình thường tiếp theo. IDC sẽ trình bày tác động và đặc tính của mỗi giai đoạn, đồng thời khuyến nghị chiến lược và đường hướng mà các ngân hàng cần thực hiện để tối đa hóa những lợi ích tiềm năng có thể đạt được.
Các ngân hàng ứng phó với khủng hoảng COVID và trì trệ kinh tế đã đề ra một loạt chiến lược, bao gồm tập trung vào hiệu quả và tính năng của ứng dụng di động, phân tích hành vi để nắm bắt hoạt động và hành vi của khách hàng mới trong những thời điểm bất thường để tái xây dựng mô hình, đồng thời phân nhánh chuyển đổi để phục vụ khách hàng tốt hơn trong bối cảnh không có địa điểm giao dịch thực tế trong những lĩnh vực như cho vay, tăng tốc quá trình chuyển đổi sang sản phẩm ngân hàng trực tuyến hoàn toàn.
Những năng lực và ưu tiên mới đã vô cùng rõ ràng trong ngành
Những năng lực mới mà ngân hàng đã tự trang bị là kết quả của đặc tính độc đáo trong bối cảnh suy thoái năm 2020, nhưng đồng thời cũng do những năng lực kỹ thuật số và công nghệ mới trong kỷ nguyên hiện đại tạo ra.
Ví dụ: trong những giai đoạn đầu của phục hồi, cần đánh giá tác động thực tế của cuộc khủng hoảng. Ngân hàng cần có khả năng hiểu được các trạng thái cổ phần hóa, thanh khoản & tín dụng thực tế thông qua nhiều tình huống có thể xảy ra. Cần nâng cấp bài kiểm tra sức chịu đựng, mô phỏng các tình huống dựa trên dữ liệu từ những cuộc khủng hoảng trong thời kỳ gần đây. Quan trọng nhất, ngân hàng sẽ nỗ lực hướng tới sự minh bạch về trạng thái thanh khoản thời gian thực — ví dụ: hiện nay, bảng điều khiển trong ngày được đánh giá cao để cung cấp thông tin đó. Chúng mang lại cho ngân hàng khả năng khắc phục nhanh chóng và dứt khoát: hủy giao dịch, giảm các hợp đồng tồn đọng hoặc giải quyết sớm.
Tiếp theo, ngân hàng phải cập nhật kế hoạch dự phòng của họ, đặc biệt là để gắn kết khách hàng. Họ cần có khả năng chuyển đổi sang các phương thức làm việc mới và phương thức gắn kết khách hàng mới thông qua công nghệ kỹ thuật số như ứng dụng di động, đồng duyệt các dịch vụ tư vấn, thậm chí là các dịch vụ trò chuyện tự động.
Kết hợp tất cả những năng lực này khi cạnh tranh thị phần, ngân hàng cần có khả năng nổi bật nhờ gắn kết khách hàng dựa trên dữ liệu hoặc sử dụng năng lực linh hoạt để lặp lại trên các sản phẩm và dịch vụ mới, cho phép họ ứng phó tốt hơn với những động lực mới trong thời kỳ hậu COVID 19.
Tài liệu cần đọc cho các nhà điều hành ngân hàng đang đề ra lộ trình phát triển cho giai đoạn 2020 trở đi
Tiếp tục mở rộng những vấn đề này, báo cáo nghiên cứu chuyên sâu sẽ tìm hiểu các giai đoạn phục hồi tương lai và vạch ra những ẩn số trong ngành từ giai đoạn trì trệ kinh tế cho đến giai đoạn bình thường mới. Khuôn khổ hướng dẫn mới sẽ sử dụng Chỉ số khả năng phục hồi của chúng tôi, trong đó cho điểm các ngành ngân hàng ở cấp độ khu vực dựa trên khả năng họ ứng phó và phục hồi dưới tác động của đại dịch thông qua những hạng mục đánh giá như "kênh", "dữ liệu và phân tích" và "xử lý quy trình làm việc" để xác định số lượng những phương pháp tốt nhất trên toàn cầu cũng như tác động của chúng tới doanh nghiệp. Báo cáo nghiên cứu chuyên sâu này sẽ chứng tỏ rằng đây là tài liệu mà các chuyên viên ngân hàng toàn cầu không thể không đọc, khi họ mong muốn tìm hiểu những hành động cần thực hiện và những điều mang lại tác động lớn nhất khi họ vạch ra lộ trình phát triển trong lãnh thổ mới.
Tính đến nay, Huawei đã phục vụ hơn 1.600 khách hàng tài chính toàn cầu, trong đó có 45 ngân hàng trong danh sách 100 ngân hàng dẫn đầu thế giới. Huawei cũng thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với hơn 20 ngân hàng quy mô lớn, công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán trên toàn thế giới. Huawei trở thành đối tác chiến lược tin cậy của khách hàng trong chuyển đổi số.
Hội nghị thượng đỉnh FSI toàn cầu thường niên của Huawei là sự kiện ICT toàn cầu do Huawei tổ chức, tập trung vào quan hệ đối tác và những xu hướng trong ngành dịch vụ tài chính. Hội nghị này ra đời năm 2013, với sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo, cố vấn và chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: https://e.huawei.com/topic/finance2020/en/