omniture

CGTN: Giải mã tầm nhìn của Trung Quốc về một quân đội đẳng cấp thế giới thời đại mới

CGTN
2020-08-04 11:48 2417

BẮC KINH, ngày 4/8/2020 /PRNewswire/ -- Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã đi được một chặng đường dài từ thuở khai sinh trong cuộc nổi dậy vũ trang thành phố Nam Xương vào ngày 1/8/1927, khi mà đội quân chỉ có 20.000 chiến sĩ.

 

Với hai triệu quân nhân, PLA ngày nay cam kết xây dựng các lực lượng chiến đấu kiểu mới, có khả năng thực hiện các chiến dịch đặt biệt, tấn công và phòng thủ toàn diện, chiến dịch đổ bộ, bảo vệ biển và dự báo chiến lược.

Trong những năm vừa qua, Chủ tịch, Tổng bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) Tập Cận Bình, kiêm Chủ tịch Quân uỷ Trung ương (CMC) đã định hình lại PLA và dẫn dắt đơn vị này trở thành một lực lượng quân đội mang đẳng cấp thế giới.

CGTN: Giải mã tầm nhìn của Trung Quốc về một quân đội đẳng cấp thế giới thời đại mới
CGTN: Giải mã tầm nhìn của Trung Quốc về một quân đội đẳng cấp thế giới thời đại mới

Lực lượng đẳng cấp thế giới

Tư duy về việc tăng cường quân sự của chủ tịch Quân uỷ Trung ương đã trả lời các câu hỏi cơ bản về loại lực lượng vũ trang mà Trung Quốc đang theo đuổi và cách thức xây dựng mà Trung Quốc nên thực hiện.

Vào tháng 12/2012, chưa đầy một tháng sau khi nhậm chức vụ cao nhất trong Đảng, ông Tập phát biểu về nhu cầu xây dựng một quân đội cường mạnh.

Chủ tịch Tập Cận Bình nói: "Để trẻ hoá đất nước Trung Quốc, chúng ta cần tuân thủ việc kết hợp xây dựng một đất nước thịnh vượng với một quân đội hùng mạnh."

Từ năm 2015, PLA đã định hình lại hệ thống lãnh đạo và quản lý, tối ưu hoá cấu trúc và cải tổ các chính sách và thể chế quân đội.

Trong lễ diễu hành Ngày chiến thắng kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II vào tháng 9/2015, Trung Quốc tuyên bố với thế giới rằng đất nước này sẽ cắt giảm 300.000 binh sĩ và thề rằng họ sẽ không bao giờ nuôi mộng bá chủ.

Vào năm 2017, kỳ họp Quốc hội thứ 19 đã công bố một lộ trình cho thấy Trung Quốc sẽ biến đổi hoàn toàn PLA thành một lực lượng quân sự tầm cỡ thế giới vào giữa thế kỷ 21.

Ở kỷ nguyên mới này, nhiệm vụ xây dựng hệ thống quốc phòng và quân đội đã mở ra một chương mới. Đến năm 2020, PLA sẽ đạt được mục tiêu cơ giới hoá, có những bước tiến lớn trong việc tin học hoá và đạt được những cải thiện đáng kể về năng lực chiến lược. Lộ trình cũng đặt ra mục tiêu trung hạn cho quân đội Trung Quốc là trở thành một lực lượng hiện đại vào năm 2035 và mục tiêu dài hạn là trở thành một lực lượng quân đội hàng đầu thế giới vào năm 2050.

Vào tháng 12/2018, Chủ tịch Tập Cận Bình mô tả đây là nhiệm vụ chiến lược trong quá trình hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa để xây dựng một nền quốc phòng kiên cố và một quân đội cường mạnh tương xứng với vị thế quốc tế của Trung Quốc, cũng như lợi ích an ninh và phát triển của đất nước.

Mặc dù Trung Quốc đang trên đường hiện đại hoá quân đội, nhưng ngân sách dành cho quân sự của nước này vẫn ở mức tương đối thấp. Theo số liệu chính thức mới nhất, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc cho năm 2020 tiếp tục tăng trưởng một chữ số trong năm thứ năm liên tiếp, ở mức 6,6%, tỉ lệ tăng thấp nhất trong những năm gần đây.

Ngân sách ở mức 1,3% tổng sản phẩm quốc nội, thấp hơn nhiều so với con số trung bình 2,6% của thế giới.

Ý tưởng xây dựng một lực lượng vũ trang đẳng cấp thế giới đồng nghĩa với việc quân đội có thể hỗ trợ mạnh mẽ cho việc bảo vệ chủ quyền, lợi ích an ninh và phát triển của Trung Quốc, bảo vệ hoà bình và ổn định thế giới, đồng thời trẻ hoá đất nước.

CGTN: Giải mã tầm nhìn của Trung Quốc về một quân đội đẳng cấp thế giới thời đại mới
CGTN: Giải mã tầm nhìn của Trung Quốc về một quân đội đẳng cấp thế giới thời đại mới

Xây dựng để chiến đấu

"Quân đội là để chiến đấu. Quân đội của chúng ta phải coi năng lực chiến đấu như một tiêu chí cần đạt được trong tất cả các công việc của mình và tập trung vào cách giành chiến thắng khi được huy động" – trích lời chủ tịch Tập.

Trong các chuyến thanh tra quân đội, ông Tập nhắc lại sự cần thiết của việc các lực lượng vũ trang để cải thiện khả năng chiến đấu và sẵn sàng cho chiến tranh.

Để hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Tập, công tác huấn luyện quân đội trong các tình huống chiến đấu thật đã được triển khai tích cực trên khắp các lực lượng vũ trang.

Từ năm 2012, lực lượng vũ trang của Trung Quốc đã triển khai huấn luyện sâu rộng theo định hướng nhiệm vụ, phù hợp với các nhu cầu cụ thể của các hướng chiến lược khác nhau, các cuộc tập trận của tất cả các quân chủng, bao gồm hơn 80 cuộc tập trận chung ở cấp lữ đoàn và sư đoàn.

Vào năm nay, PLA cũng đã thể hiện được khả năng chiến đấu trong các tình huống khẩn cấp.

Trong cuộc chiến chống COVID-19 của Trung Quốc, PLA đã huy động hơn 4.000 nhân viên quân y đến tâm điểm dịch, tỉnh Hồ Bắc, để kiểm soát dịch bệnh. Các đội y tế được thành lập trong vòng hai giờ kể từ khi nhận được lệnh, và họ đã đến Hồ Bắc trong vòng 24 giờ, mang theo đồ bảo hộ đủ cho bảy ngày. Khi đến Hồ Bắc, lực lượng quân y đã ngay lập tức chữa trị cho các bệnh nhân.

Theo Bộ quốc phòng Trung Quốc, tính đến ngày 28/7, PLA và Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc (PAP) đã điều động 725.000 nhân lực để chiến đấu ở tiền tuyến chống lũ, bằng cách củng cố đê điều, sửa chữa lỗ hổng trên đê và di tản dân cư.

CGTN: Giải mã tầm nhìn của Trung Quốc về một quân đội đẳng cấp thế giới thời đại mới
CGTN: Giải mã tầm nhìn của Trung Quốc về một quân đội đẳng cấp thế giới thời đại mới

Cai quản quân sự nghiêm ngặt

Chủ tịch Tập Cận Bình thường xuyên nhấn mạnh sự cần thiết của việc cai quản quân đội bằng kỉ cương nghiêm ngặt và tuân thủ luật pháp trên mọi khía cạnh.

Ý tưởng này cũng được viết vào bản thiết kế pháp trị của đất nước trong Phiên họp toàn thể lần thứ tư tại kỳ họp thứ 18 của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2014.

Trong chuyến thanh tra Quân đoàn 13 phía tây nam Trung Quốc vào tháng 1/2016, ông Tập kêu gọi tăng cường lực lượng vũ trang thông qua cải tổ, bên cạnh đó nâng cao nhận thức chính trị và luật pháp để xây dựng một quân đội hùng mạnh.

Từ năm 2012, chống tham nhũng trong quân đội cũng là một trọng tâm của cuộc chiến quét sạch tham nhũng hối lộ, với hàng chục sĩ quan quân đội bị điều tra và kết án, bao gồm Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, hai cựu tướng hàng đầu và nguyên phó chủ tịch CMC.

Video - https://cdn5.prnasia.com/202007/CGTN/video2.mp4
Ảnh - https://photos.prnasia.com/prnh/20200731/2873132-1-a?lang=0
Ảnh - https://photos.prnasia.com/prnh/20200731/2873132-1-b?lang=0
Ảnh - https://photos.prnasia.com/prnh/20200731/2873132-1-c?lang=0

nguồn: CGTN