omniture

CGTN: 15 năm phát triển: Ở Trung Quốc, phát triển xanh chính là loại "vàng" mới

CGTN
2020-08-18 11:17 2041

BẮC KINH, ngày 18/8/2020 /PRNewswire/ -- Thứ Bảy vừa qua là mốc thời gian đánh dấu 15 năm kể từ khi khái niệm phát triển xanh được đề xuất – "Sông nước trong xanh và những ngọn núi rợp bóng cây là tài sản vô giá." Làng Dư, một ngôi làng hưng thịnh ở tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc, là khởi nguồn của khái niệm này.

 

Ngôi làng, giờ đây là một khu thắng cảnh quốc gia cấp 4A, nổi tiếng về vẻ đẹp như tranh vẽ của mình. Thế nhưng, có điều ít ai biết là chỉ một thập kỷ trước đây thôi, nước thải và cây phủ đầy bụi dưới bầu trời xám xịt là hình ảnh của một nơi mà giờ đây được coi là ốc đảo bình dị này. 

Làm thế nào mà ngôi làng nhỏ bé này lại có được một sự thay đổi ngoạn mục như vậy? 

Làng Dư, cái nôi và hình mẫu 

Trong nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, làng Dư đã phát triển kinh tế từ hoạt động khai thác mỏ trong những năm 1990. Tuy nhiên, sự thịnh vượng không bền vững này đã kéo theo ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Năm 2003, ngôi làng đã chấm dứt sự phụ thuộc vào "nền kinh tế đá" và cố gắng khôi phục hệ sinh thái địa phương.

Vào tháng 8/2005, động thái này đã được chủ tịch Tập Cận Bình, khi đó còn là Bí thư tỉnh ủy Chiết Giang của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hết sức biểu dương.

Ông Tập nhấn mạnh với các quan chức địa phương tại một cuộc họp: "Vừa qua, các đồng chí đã quyết định đóng cửa một số mỏ, đó là một bước đi khôn ngoan. Sông nước trong xanh và những ngọn núi rợp bóng cây là tài sản vô giá".

 

 

Đồ họa thông tin về làng Dư
Đồ họa thông tin về làng Dư

Năm 2019, theo thống kê, ngôi làng có tổng thu nhập kinh tế khoảng 280 triệu RMB (40 triệu USD) và đã trở thành hình mẫu về việc xây dựng hoàn chỉnh một xã hội khá giả ở vùng nông thôn của tỉnh Chiết Giang.

Tiến triển

Trong một bài báo đăng trên tờ Zhejiang Daily năm 2006, ông Tập đã trình bày chi tiết về ba giai đoạn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển xanh và tăng trưởng kinh tế.

Trong giai đoạn đầu, mọi người đều tìm kiếm lợi nhuận kinh tế nhanh chóng bằng cách bỏ qua việc bảo vệ môi trường.

Trong giai đoạn hai, họ bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của phát triển xanh nhưng vẫn theo đuổi tăng trưởng kinh tế ở mức cao. 

Chỉ trong giai đoạn thứ ba, người ta mới nhận ra rằng phát triển xanh tạo ra "vàng" thực sự, và chỉ thông qua phát triển xanh, con người và thiên nhiên mới có thể cùng nhau tồn tại một cách hài hòa. 

Nói đi đôi với làm 

Phát triển xanh không phải là một ý tưởng hão huyền ở Trung Quốc.

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm đường thủy, Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch "Làm chủ dòng sông" vào năm 2016.

Sông Dương Tử, sông Hoàng Hà và hai tuyến đường thủy quan trọng khác – sông Hắc Long Giang và sông Lạc Giang – đã có những cải thiện đáng kể về chất lượng nước trong những năm qua. 

 

 

Nước sạch hơn và không khí trong lành
Nước sạch hơn và không khí trong lành

Kiểm soát các vùng đất nhiều cát cũng là một nhiệm vụ lớn khác của Trung Quốc. Vào năm 2019, một nghiên cứu của NASA có kết luận rằng từ năm 2000 đến năm 2017, Trung Quốc đã phát triển hơn 1/4 diện tích xanh mới được tạo ra trên toàn thế giới, giúp nước này trở thành quốc gia đóng góp diện tích xanh lớn nhất thế giới. 

 

 

Sa mạc hóa và cát hóa ở Trung Quốc
Sa mạc hóa và cát hóa ở Trung Quốc

 

Dữ liệu rừng ở Trung Quốc
Dữ liệu rừng ở Trung Quốc

 

Lượng phát thải CO2
Lượng phát thải CO2

Ngoài ra, Trung Quốc đã đưa ra một loạt các biện pháp cấp quốc gia để thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng chuyển đổi xanh. 

Các biện pháp này bao gồm việc thiết lập những cơ chế bồi thường sinh thái, sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường, khởi động các cuộc thanh tra môi trường và áp các loại thuế bảo vệ môi trường mới. 

https://news.cgtn.com/news/2020-08-15/15-years-on-In-China-green-is-new-gold-SmyH5dCEvu/index.html 

Ảnh - https://photos.prnasia.com/prnh/20200816/2886682-2-a?lang=0
Ảnh - https://photos.prnasia.com/prnh/20200816/2886682-2-b?lang=0
Ảnh - https://photos.prnasia.com/prnh/20200816/2886682-2-c?lang=0
Ảnh - https://photos.prnasia.com/prnh/20200816/2886682-2-d?lang=0
Ảnh - https://photos.prnasia.com/prnh/20200816/2886682-2-e?lang=0
Video - https://cdn5.prnasia.com/202008/CGTN/video2.mp4

 

nguồn: CGTN
Related Links: