omniture

Vì sao Trung Quốc không thể quên được cuộc kháng chiến chống Nhật xâm lược

CGTN
2020-09-07 15:52 5178

BẮC KINH, ngày 7/9/2020 /PRNewswire/ -- Cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật của nhân dân Trung Quốc kéo dài từ năm 1931 đến năm 1945 đã vĩnh viễn thay đổi Trung Quốc và mối quan hệ Trung - Nhật.

Trung Quốc vẫn khắc ghi những ký ức về cuộc chiến đó, ngay cả vào thời điểm 75 năm sau khi chiến tranh đã qua đi.

Vào hôm thứ năm (ngày 3/9), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, kiêm Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) và Chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC), đã đến thăm một bảo tàng ở ngoại ô Bắc Kinh để tưởng nhớ ngày kỷ niệm về cuộc kháng chiến này.

Sau một phút tưởng niệm các liệt sĩ, ông Tập cùng với các lãnh đạo khác của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kính cẩn dâng vòng hoa lên các liệt sĩ.

Tiếp đó, phát biểu tại một hội nghị chuyên đề cùng ngày với sự hiện diện của các cựu chiến binh trở về từ cuộc kháng chiến, ông Tập đã ca ngợi tinh thần vĩ đại của dân tộc Trung Quốc, nhấn mạnh chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng trong nỗ lực hoàn thiện mục tiêu của mô hình mới của Đảng cầm quyền ở Trung Quốc.

Ông khẳng định rằng cả dân tộc Trung Quốc đã chiến đấu và chiến thắng trong cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cao cả, đó là điều vô giá kể cả trong thời điểm hiện tại và có thể thúc đẩy nhân dân Trung Quốc vượt qua mọi khó khăn trở ngại và phấn đấu để hoàn thành mô hình mới của Đảng cầm quyền ở Trung Quốc.

 

Đại dịch COVID-19 đã khiến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ vốn đã vô cùng căng thẳng lại càng đi vào bế tắc.

Bất chấp việc kiểm soát dịch bệnh ở Trung Quốc đã được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả, Hoa Kỳ vẫn không ngừng chỉ trích Trung Quốc về việc xử lý virus corona. Trong những tháng gần đây, chính phủ Hoa Kỳ cũng đã có những động thái leo thang, công kích Đảng Cộng sản Trung Quốc, gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc là "mối đe dọa và kẻ thù toàn cầu".

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc không chỉ giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật mà còn đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế và xã hội – ông Tập nhấn mạnh trong hội nghị chuyên đề.

Chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa xã hội và cải thiện mức sống của nhân dân. Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Vào thời điểm trước khi năm 2020 kết thúc, Trung Quốc sẽ hoàn thành mục tiêu đưa nhân dân thoát khỏi tình trạng đói nghèo.

Để hoàn thành mô hình mới của Đảng cầm quyền ở Trung Quốc, ông Tập cho biết quốc gia này phải tuân theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, con đường chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc, phương châm lấy người dân làm trọng cũng như hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Ông Tập nhấn mạnh: "Người dân Trung Quốc sẽ không bao giờ đồng ý với bất kỳ ai hoặc bất kỳ thế lực nào cố gắng bóp méo lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc và bêu xấu bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc".

"Người dân Trung Quốc sẽ không bao giờ đồng ý với bất kỳ ai hoặc bất kỳ thế lực nào cố gắng bóp méo, làm chệch hướng con đường chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc và cố gắng phủ nhận, bêu xấu thành quả to lớn mà con đường này đạt được. Người dân Trung Quốc sẽ không bao giờ đồng tình với bất kỳ ai hoặc bất kỳ thế lực nào cố gắng chia rẽ Đảng Cộng sản Trung Quốc và người dân Trung Quốc."

Ông cũng bác bỏ những âm mưu chèn ép và áp đặt đối với Trung Quốc cũng như cản trở việc giao thiệp của người Trung Quốc với người dân ở các quốc gia khác.

Những sự thật ít người biết về quy mô cuộc chiến ở Trung Quốc

Người dân Trung Quốc cần phải ghi nhớ những đau thương và mất mát của Chiến thế giới thứ hai và cũng không được quên mức độ, hậu quả và di sản của cuộc chiến ở Trung Quốc.

Người dân trên mọi miền cả nước bị cuốn vào Cuộc kháng chiến chống Nhật xâm lược của nhân dân Trung Quốc (1931-1945).

China's role in the world anti-fascist war
China's role in the world anti-fascist war

Trung Quốc là chiến trường chính chống lại chủ nghĩa phát xít Nhật. Trước Chiến tranh Thái Bình Dương (1941-1943), Nhật Bản đã triển khai khoảng 80-94% quân số của mình ở Trung Quốc, và sau năm 1941, Nhật Bản vẫn giữ hơn 50% binh lính tại đây.

Vào thời điểm Nhật Bản đầu hàng, có tới 1,86 triệu quân Nhật đã được triển khai tại Trung Quốc, chiếm gần 52% tổng số binh lính Nhật được điều động ra nước ngoài.

Trong cuộc chiến này, hơn 1,5 triệu quân Nhật đã thiệt mạng ở Trung Quốc, trong khi hơn 35 triệu quân nhân và dân thường Trung Quốc đã hi sinh trong cuộc kháng chiến, chiếm gần 8% tổng dân số Trung Quốc vào năm 1928.

Trung Quốc cho biết họ đã chịu thiệt hại kinh tế trực tiếp hơn 100 tỷ USD và thiệt hại kinh tế gián tiếp 500 tỷ USD (theo định giá vào năm 1937).

Casualties and economic losses
Casualties and economic losses

Cơ hội để suy ngẫm

Trong những thập kỷ qua, quan hệ của Trung Quốc với Nhật Bản đã trải qua nhiều thăng trầm.

Trong cuộc họp ở Osaka vào tháng 6 năm ngoái, các nhà lãnh đạo của cả hai nước đã đạt được thỏa thuận 10 điểm với mục tiêu cùng nhau thúc đẩy quan hệ song phương và phát triển bền vững. Ông Tập cũng đồng ý thực hiện một chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản; dù đã bị gián đoạn bởi đại dịch COVID-19, nhưng chuyến thăm này vẫn đưa quan hệ giữa hai nước sang một trang mới. 

Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước láng giềng thân cận và mối quan hệ hòa bình lâu dài giữa hai quốc gia sẽ mang lại lợi ích cho người dân cả hai nước, cũng như sự ổn định của châu Á và thế giới, ông Tập nhấn mạnh trong khi suy ngẫm về cuộc chiến.

Ông Tập cho biết: Có tư tưởng đúng đắn về chủ nghĩa phát xít Nhật cũng như sự xâm lược và đàn áp của chế độ phát xít đối với Trung Quốc là nền tảng chính trị quan trọng của việc thiết lập và phát triển quan hệ Trung - Nhật.

Ông khẳng định rằng chúng ta nên dành cơ hội để ghi nhớ và suy ngẫm về lịch sử vì chúng ta trân trọng hòa bình và tình hữu nghị giữa hai nước.

Bài báo gốc:

https://news.cgtn.com/news/2020-09-03/Xi-delivers-speech-at-symposium-to-mark-WWII-victory-anniversary-Tud3lrn8Y0/index.html 

Video - https://cdn5.prnasia.com/202009/anniversary/video2.mp4
Ảnh - https://photos.prnasia.com/prnh/20200904/2908114-1-a?lang=0
Ảnh - https://photos.prnasia.com/prnh/20200904/2908114-1-b?lang=0

nguồn: CGTN