omniture

CGTN: Trung Quốc kêu gọi cuộc cách mạng xanh toàn cầu trong thời kỳ hậu COVID

CGTN
2020-09-28 12:21 8132

BẮC KINH, ngày 28/09/2020 /PRNewswire/ -- Khi thế giới đang đấu tranh để vực dậy nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 kéo dài, Trung Quốc đã kêu gọi các nỗ lực toàn cầu để khởi động một cuộc cách mạng xanh và cam kết đưa lượng khí thải các-bon về mức 0 trước năm 2060.

 

Xem báo cáo gốc: Liên kết

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh trong một bài phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc kỳ họp thứ 75 trên nền tảng trực tuyến vào hôm thứ Ba rằng: "COVID-19 là lời cảnh tỉnh cho chúng ta rằng nhân loại nên bắt đầu một cuộc cách mạng xanh và cần có những biện pháp quyết liệt hơn để tạo ra một phương thức phát triển và lối sống xanh".

Ông Tập kêu gọi tất cả các quốc gia cùng nhau thực hiện "những bước đi quyết liệt" nhằm thực hiện Thỏa thuận chung Paris 2015 về biến đổi khí hậu, theo đó gần 200 quốc gia cam kết kiểm soát lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính để giữ cho nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này chỉ tăng ở mức dưới 2oC so với mức nhiệt độ ở thời kỳ tiền công nghiệp, đồng thời theo đuổi các nỗ lực để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ chỉ ở ngưỡng 1,5oC.

Ông chia sẻ rằng Trung Quốc đã "đặt mục tiêu lượng phát thải CO2 lên mức cao nhất trước năm 2030 và đưa lượng khí thải các-bon về mức 0 trước năm 2060".

Ông cũng kêu gọi "thực hiện phục hồi xanh nền kinh tế thế giới trong thời kỳ hậu COVID" và nỗ lực đạt được sự phát triển bền vững ở tất cả các quốc gia.

Thông điệp của ông Tập đã giành được sự hưởng ứng tích cực tại phiên thảo luận. Todd Stern, đặc phái viên về khí hậu của Mỹ dưới thời chính quyền tổng thống Obama, người đã từng tham gia làm trung gian trong một thỏa thuận khí hậu song phương với Trung Quốc vào năm 2014 cho biết: "Thông báo hôm nay của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc Trung Quốc dự định đưa lượng khí thải các-bon về mức 0 trước năm 2060 là một tin rất quan trọng". Ông gọi thông báo này là một bước đi "đáng khích lệ".

Cam kết này cũng được Liên minh châu Âu nhiệt liệt hưởng ứng. Frans Timmermans, Phó chủ tịch phụ trách Thỏa thuận xanh châu Âu cho biết: "Tôi hoan nghênh thông báo của Chủ tịch Tập rằng Trung Quốc đã ấn định ngày lượng khí thải CO2 của nước này đạt mức cao nhất và sẽ đưa lượng khí thải các-bon về mức 0 trước năm 2060."

Trung Quốc trở nên xanh hơn

Là nước đang phát triển lớn nhất thế giới với nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc đang nỗ lực kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. 

Một mặt, quốc gia này đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng nhằm nỗ lực theo đuổi sự phát triển chất lượng cao; mặt khác, họ đã xem cuộc chiến chống ô nhiễm là một trong "ba cuộc chiến cam go" – bên cạnh cuộc chiến chống lại những rủi ro lớn và đói nghèo – trên con đường phát triển một xã hội thịnh vượng vừa phải vào năm 2020.

Ông Tập luôn coi trọng việc bảo vệ môi trường và phát triển xanh.

15 năm trước, trên cương vị là Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông có đề xuất khái niệm "sông nước trong xanh và những ngọn núi rợp bóng cây là tài sản vô giá" mà sau này đã trở thành một ý tưởng nổi tiếng về phát triển xanh trên toàn quốc.

Sau khi trở thành Tổng bí thư Trung ương ĐCSTQ và Chủ tịch nước, ông Tập đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ sinh thái tại nhiều sự kiện khác nhau, kể cả trong các chuyến thị sát trên toàn quốc.

Trung Quốc, một quốc gia từng phải vật lộn với các vấn đề môi trường nghiêm trọng như khói bụi thường xuyên và ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng, đang đạt được những tiến bộ đáng kể trong phát triển xanh và đóng góp vào sự nghiệp phát triển xanh của toàn thế giới.

Quốc gia này đang trên đà vượt mức Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định vào năm 2030 theo Thỏa thuận Paris nhờ nỗ lực giảm tốc độ tăng trưởng trong việc sử dụng năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Lượng phát thải CO2 trên một đơn vị GDP đã giảm gần một nửa so với năm 2005, hoàn thành sớm các mục tiêu đặt ra nhằm giảm từ 40% đến 45% so với mức phát thải của năm 2005 vào năm 2020. Và cam kết tới năm 2030 là giảm lượng phát thải CO2 trên một đơn vị GDP từ 60% đến 65% so với mức phát thải của năm 2005, hướng tới mục tiêu mức phát thải CO2 đạt đỉnh vào năm 2030.

Vào năm 2019, một nghiên cứu về môi trường của NASA có kết luận rằng từ năm 2000 đến năm 2017, Trung Quốc đã phát triển hơn 1/4 diện tích xanh mới được tạo ra trên toàn thế giới, giúp quốc gia này trở thành quốc gia đóng góp diện tích xanh lớn nhất thế giới. 

Để hỗ trợ cuộc chiến toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu, năm 2015, ông Tập đã cam kết tài trợ 20 tỷ nhân dân tệ (tương đương 3 tỷ USD) cho Quỹ Hợp tác Nam-Nam Trung Quốc về biến đổi khí hậu, nhằm giúp các nước đang phát triển khác chiến thắng trong cuộc chiến đầy cam go này.

Năm ngoái, Trung Quốc đã phát động thành lập Liên minh quốc tế về phát triển xanh trong sáng kiến "Vành đai và con đường" nhằm tạo điều kiện thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững thông qua xây dựng "Vành đai và con đường" xanh.

Ông Tập khẳng định vào hôm thứ Ba: "Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia theo đuổi sự phát triển xanh, đổi mới, cởi mở và có sự phối hợp của nhiều bên cho tất cả mọi người, nắm bắt các cơ hội lịch sử do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới cũng như chuyển đổi công nghiệp mang lại, đạt được sự phục hồi xanh của nền kinh tế thế giới trong thời kỳ hậu COVID và qua đó, tạo ra động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển bền vững".

Trung Quốc đang làm đúng những gì mà mình đã từng tuyên bố.

Video - https://cdn5.prnasia.com/202009/cgtn/video.mp4

nguồn: CGTN