BẮC KINH, ngày 23/11/2020 /PRNewswire/ -- Đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành trên toàn cầu và châu Á - Thái Bình Dương cũng là một khu vực có tỷ lệ lây nhiễm rất cao, nhiều nền kinh tế đang phải gánh chịu những bất ổn trong tăng trưởng ở nhiều mức độ khác nhau.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), hoạt động kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ giảm 2,3% trong năm 2020 và tăng 6,7% trong năm 2021, so với mức giảm 5,8% trong năm 2020 và tăng 3,9% trong năm 2021 ở các nền kinh tế phát triển.
Đọc bài báo gốc tại đây.
Trong bài phát biểu đề dẫn của mình tại Đối thoại Lãnh đạo doanh nghiệp của Diễn đoàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) qua một đường dẫn video từ Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết với nền kinh tế ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong 3 quý đầu năm nay, tầm nhìn của Trung Quốc là tiếp tục thúc đẩy phục hồi kinh tế trong nước và hợp tác đôi bên cùng có lợi với các nền kinh tế khác của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
APEC, diễn đàn kinh tế cấp cao của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, được thiết lập vào năm 1989 nhằm tận dụng sự phụ thuộc lẫn nhau đang ngày càng tăng trong khu vực và thúc đẩy sự thịnh vượng của khu vực thông qua các sáng kiến phát triển thương mại tự do và mở giữa các nền kinh tế thành viên.
Phái đoàn Malaysia thuộc Hội đồng tư vấn kinh doanh của APEC (ABAC) đang chủ trì diễn đàn về xây dựng các ưu tiên thời hậu đại dịch COVID-19 vì Malaysia là chủ nhà của APEC năm nay.
Phát biểu với cộng đồng doanh nghiệp của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Chủ tịch Tập khẳng định sự phục hồi kinh tế tích cực của Trung Quốc là minh chứng cho mức độ chống chịu và sức sống của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ông cũng tự tin rằng "từng bước khai phá tiềm năng của thị trường Trung Quốc sẽ mở ra rất nhiều cơ hội làm ăn cho các nước khác", cũng như tạo ra động lực mạnh mẽ hơn để duy trì mức tăng trưởng ổn định của nền kinh tế toàn cầu.
Theo đuổi mục tiêu tăng trưởng dựa trên đổi mới
Do khoa học và công nghệ đã và đang giữ một vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy năng suất xã hội, ông Tập nhấn mạnh để đạt được mức tăng trưởng chất lượng cao dựa trên nhu cầu nội địa, Trung Quốc sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự đổi mới về khoa học và công nghệ của đất nước.
Ông lưu ý rằng đổi mới luôn là động lực phát triển chính của Trung Quốc và đất nước tỷ dân đã đạt được những thành tựu to lớn thông qua việc thực hiện chiến lược phát triển dựa trên đổi mới.
Chủ tịch nước Trung Quốc phát biểu: "Chúng tôi sẽ khai thác tối đa nhu cầu của thị trường siêu lớn trong nước và thế mạnh của hệ thống công nghiệp hoàn thiện của mình, đồng thời chúng tôi cũng sẽ nỗ lực gấp đôi để biến các kết quả nghiên cứu thành năng suất thực tế".
Để duy trì sự phát triển kinh tế trong dài hạn của Trung Quốc, ông Tập cũng bổ sung: "Chúng tôi sẽ cố gắng xây dựng một hệ thống đổi mới tích hợp các lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, công nghiệp và tài chính, đồng thời nâng cấp các chuỗi giá trị công nghiệp".
Đẩy mạnh cải cách và mở cửa thông qua cải thiện cơ chế
Chủ tịch Tập cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách và kích thích thị trường vì cải cách có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc khai phá và thúc đẩy năng suất.
Tỷ lệ giá trị ngoại thương/GDP của Trung Quốc đã giảm từ 67% vào năm 2006 xuống còn dưới 32% vào năm 2019, trong khi tỷ lệ thặng dư tài khoản vãng lai/GDP của quốc gia tỷ dân đã giảm từ 9,9% vào năm 2007 xuống còn dưới 1% trong thời điểm hiện tại.
Trong 7 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008, đóng góp của nhu cầu nội địa trong GDP của Trung Quốc đã vượt mức 100%, khiến tiêu dùng trong nước trở thành động lực tăng trưởng chính của đất nước.
Ông Tập chia sẻ Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn phát triển mới với nhiều nhiệm vụ cải cách mới và nhấn mạnh Trung Quốc sẽ áp dụng mô hình phát triển "tuần hoàn kép mới", mà theo đó tuần hoàn trong nước sẽ là hướng phát triển chính, đồng thời tuần hoàn trong nước và quốc tế sẽ tương hỗ cho nhau.
Tuy nhiên, bằng việc thúc đẩy một mô hình phát triển mới, ông chỉ ra rằng "chúng tôi sẽ không thực hiện một mô hình tuần hoàn đóng cửa mà phải là mô hình mở cửa, đồng thời sự tuần hoàn trong nước và quốc tế phải tương hỗ cho nhau".
Ngoài ra, Chủ tịch Tập cũng bổ sung rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp như tăng cường bảo vệ quyền sở hữu tài sản và sở hữu trí tuệ để tháo gỡ các rào cản về thể chế đã ăn sâu bám rễ thành hệ thống, nhằm hiện đại hóa năng lực và hệ thống quản trị của mình, đồng thời xóa bỏ một số hạn chế thị trường và thiết lập hệ thống thị trường tiêu chuẩn cao nhằm cải thiện các cơ chế hỗ trợ cạnh tranh công bằng.
Những hy vọng đối với cộng đồng doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương
21 nền kinh tế thành viên của APEC chiếm tổng cộng gần 60% giá trị của nền kinh tế thế giới và gần 50% khối lượng thương mại trên toàn thế giới vào năm 2018.
Chủ tịch Tập nhấn mạnh cộng đồng doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương là một động lực cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như giữ một vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của khu vực.
Ông bày tỏ niềm hy vọng của mình dành cho cộng đồng này khi gợi ý rằng các doanh nghiệp nên nỗ lực thúc đẩy thương mại, đầu tư và phát triển mở, khám phá các cách thức để đạt được tăng trưởng dựa trên đổi mới, hợp tác với nhau và giúp đỡ các đơn vị khó khăn nếu cần thiết để có thể tận dụng tối đa các kết quả phát triển.
Vào thứ Sáu tới, ông Tập sẽ tham dự Cuộc họp dành cho lãnh đạo các nền kinh tế APEC. Báo cáo Tầm nhìn sau năm 2020 của khu vực, tài liệu chính sách then chốt được xây dựng nhằm cụ thể hóa các mục tiêu và hướng dẫn cho sự hợp tác trong tương lai của các nền kinh tế thành viên trong APEC dự kiến sẽ được phát hành trong sự kiện này.