omniture

CGTN: Trung Quốc cam kết thực hiện những biện pháp mới trong bối cảnh các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới cùng chung tay chống lại biến đổi khí hậu

CGTN
2020-12-15 12:51 2015

BẮC KINH, ngày 15/12/2020 /PRNewswire/ -- Trong bối cảnh hiệp định khí hậu Paris 2015 sắp kỷ niệm 5 năm ngày ký kết, hơn 70 nhà lãnh đạo trên toàn thế giới đã phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh kéo dài một ngày trên nền tảng trực tuyến nhằm mục đích tập hợp động lực, kêu gọi hành động và cùng hướng tới mục tiêu lớn hơn về khí hậu. 

 

Vào tháng 9, Trung Quốc đã từng khiến cả thế giới ngạc nhiên khi công bố mục tiêu trở thành quốc gia trung hòa các-bon vào năm 2060. Không dừng lại ở đó, vào hôm thứ Bảy vừa qua, Trung Quốc lại tiếp tục công bố thêm nhiều biện pháp mới để chống biến đổi khí hậu và nhấn mạnh vai trò quan trọng của "đoàn kết, hợp tác và tin tưởng".

Đọc bài báo gốc tại đây.

Cấu trúc mới của hoạt động quản trị khí hậu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh trong hội nghị thượng đỉnh rằng khi đối mặt với thách thức khí hậu, không quốc gia nào là người ngoài cuộc và chủ nghĩa đơn phương sẽ khiến chúng ta chẳng đi đến đâu.

Theo báo cáo về thảm họa trên thế giới có tên "Come Heat or High Water" (tạm dịch: "Cho dù có chuyện gì xảy ra"), thế giới đã hứng chịu hơn 100 thảm họa trong 6 tháng đầu tiên của đại dịch COVID-19 và hơn 50 triệu người đã bị ảnh hưởng sâu sắc.

Chỉ tính riêng trong năm 2019, trên toàn thế giới đã xảy ra 308 trận thiên tai làm khoảng 24.400 người thiệt mạng. Khoảng 77% các thảm họa này liên quan đến thời tiết hoặc khí hậu.

Ông Tập nói thêm: "Tất cả các quốc gia cần thực hiện tối đa những hành động phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của mình", đồng thời kêu gọi các nước phát triển mở rộng quy mô hỗ trợ về tài chính, công nghệ và nâng cao năng lực cho các nước đang phát triển.

Ông Tập cũng nhấn mạnh chỉ khi duy trì được chủ nghĩa đa phương, sự đoàn kết và hợp tác, chúng ta mới có thể mang lại lợi ích chung và tất cả các quốc gia mới có thể cùng được hưởng lợi.

Trung Quốc luôn tôn trọng các cam kết của mình

Ông Tập cũng công bố một số cam kết hướng tới năm 2030 khác tại hội nghị thượng đỉnh: "Trung Quốc sẽ giảm hơn 65% lượng phát thải CO2 trên một đơn vị GDP so với mức năm 2005, tăng tỷ trọng của nhiên liệu không hóa thạch trong tiêu thụ năng lượng sơ cấp lên khoảng 25%, tăng trữ lượng rừng lên 6 tỷ mét khối so với năm 2005, và nâng tổng công suất lắp đặt điện gió và điện mặt trời lên hơn 1,2 tỷ kW".

Là nước đang phát triển lớn nhất với nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, Trung Quốc đang nỗ lực kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, cũng như cam kết tham gia tích cực vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang trên đà vượt mức Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định vào năm 2030 theo Hiệp định Paris, nhờ nỗ lực giảm tốc độ tăng trưởng trong việc sử dụng năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Từ năm tới, Trung Quốc sẽ cố gắng đạt được những tiến bộ mới trong việc xây dựng một nền văn minh sinh thái, tối ưu hóa việc phát triển và bảo vệ không gian lãnh thổ, đồng thời đạt được những kết quả đáng chú ý đối với việc chuyển đổi xanh trong sản xuất và lối sống, theo các chỉ tiêu phát triển do Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).

Đọc thêm:

Trung Quốc trong giai đoan mới: Trung Quốc coi vấn đề khí hậu là trọng tâm của Kế hoạch 5 năm lần thứ 14

"Trung Quốc luôn tôn trọng các cam kết của mình", ông Tập nhấn mạnh trong bài phát biểu qua video của mình, đồng thời đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp vững chắc để triển khai các mục tiêu vừa công bố và đóng góp nhiều hơn nữa trong công cuộc giải quyết các thách thức về khí hậu trên toàn cầu.

nguồn: CGTN