BẮC KINH, ngày 11/2/2021 / PRNewswire/ -- Hội nghị thượng đỉnh lần thứ chín giữa Trung Quốc và các nước Trung và Đông Âu (Central and Eastern European Countries - CEEC), ban đầu dự kiến diễn ra vào nửa đầu năm 2020, đã bị hoãn lại do sự bùng phát của đại dịch COVID-19, tuy nhiên sự hợp tác giữa hai bên không vì vậy mà phải dừng lại.
Sau khi chứng kiến tổng kim ngạch thương mại giữa hai bên đạt 103,45 tỷ USD vào năm 2020, Trung Quốc và CEEC đã nhấn mạnh về triển vọng hợp tác sâu rộng hơn nữa trong nhiều lĩnh vực như vắc-xin, thương mại và kinh tế xanh tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-CEEC hôm thứ Ba, được tổ chức trực tuyến thông qua liên kết video.
Các mục tiêu chung là gì?
Hợp tác toàn cầu về vắc-xin COVID-19 đang là một chủ đề nóng trong cộng đồng quốc tế, vậy nên cơ chế hợp tác giữa Trung Quốc-CEEC tất nhiên sẽ không thể thiếu các hoạt động đóng góp trong lĩnh vực này.
Trong bài phát biểu quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết các nỗ lực chung giữa hai bên sẽ được triển khai trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, chia sẻ kinh nghiệm và biến vắc-xin COVID-19 thành mặt hàng được cung cấp cho mọi cộng đồng trên toàn cầu.
Cho đến nay, Serbia đã nhận được 1 triệu liều vắc-xin từ một công ty Trung Quốc, đồng thời hợp tác giữa Hungary và các công ty vắc-xin Trung Quốc đã và đang diễn ra thuận lợi. ông Tập còn cho biết thêm rằng Trung Quốc sẽ tích cực xem xét hợp tác với các nước CEE khác nếu họ có nhu cầu.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 nổ ra, ông Tập đã tham gia vào các hoạt động "ngoại giao đám mây" chuyên sâu, bao gồm tham dự hoặc chủ trì các cuộc họp ảo, gọi điện đàm đạo với các nhà lãnh đạo nước ngoài và người đứng đầu các tổ chức quốc tế, nhằm đóng góp cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và phân phối vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc.
Ông Tập còn chia sẻ thêm rằng hợp tác thương mại sẽ tiếp thêm động lực mạnh mẽ cho sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trong 5 năm tới, Trung Quốc dự định nhập khẩu hơn 170 tỷ USD hàng hóa từ CEEC và sẽ nỗ lực tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu nông sản của các nước CEE sang Trung Quốc, cũng như nâng giá trị thương mại nông sản hai chiều lên 50% trong 5 năm tới.
Vị Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động gắn kết hợp tác xuyên khu vực với hoạt động hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường, cũng như cải thiện vai trò của đội ngũ tàu hàng Trung Quốc - Châu Âu trong công cuộc phát triển kinh tế.
Hiện nay, tất cả 17 thành viên của CEEC trong khuôn khổ hợp tác đã ký kết các văn kiện hợp tác với Trung Quốc về việc cùng nhau xây dựng Vành đai và Con đường.
Trong khi đó, số lượng các chuyến tàu chở hàng Trung Quốc - Châu Âu đã đạt 12.400 chuyến vào năm 2020, trong đó, các tuyến và điểm đến chính bao gồm Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Séc.
Năm ngoái, con số kỷ lục 12.400 chuyến tàu chở hàng giữa Trung Quốc và châu Âu đã được thực hiện, vận chuyển số lượng lớn hàng hóa mà đặc biệt là thiết bị bảo hộ cá nhân đến lục địa châu Âu, một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch.
Với 88 văn kiện hợp tác đạt được sau hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Ba, mục tiêu đạt được nhiều tiến bộ hơn trong các lĩnh vực như kinh tế xanh, kinh tế kỹ thuật số, giao lưu văn hóa và kiến thức giữa người dân của hai bên cũng được nhấn mạnh.
Làm thế nào để đạt được các mục tiêu này?
Chắc chắn là các nhiệm vụ trên không hề dễ dàng, đặc biệt là trong thời kỳ hậu đại dịch khi mà số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đã vượt qua con số 100 triệu và vẫn không ngừng tăng lên, trong khi các chủng vi-rút corona mới đang hoành hành.
Tại hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Ba, Trung Quốc nhấn mạnh sự hợp tác bền vững giữa Trung Quốc và CEEC về các giải pháp.
Nhấn mạnh rằng sự cởi mở và hòa nhập mang tính quyết định tới quan hệ hợp tác bền vững, ông Tập cho biết Trung Quốc và CEEC đã phát triển một số nguyên tắc phản ánh các đặc điểm riêng biệt và được tất cả các bên chấp nhận.
Ông Tập nhấn mạnh rằng các hoạt động tham vấn, mang lại lợi ích cho tất cả các đối tác, theo đuổi mục đích phát triển chung thông qua sự cởi mở và hòa nhập, cũng như đạt được quy mô tăng trưởng lớn hơn thông qua đổi mới, đều đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra từng quyết sách.
Thách thức và cơ hội thường song hành khi khủng hoảng ập đến.
Cơ chế hợp tác Trung Quốc-CEEC ra đời năm 2012 trong bối cảnh nổ ra cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, và giờ đây, sau khi cả thế giới trải qua khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng vào năm 2020, thế giới lại hướng về sự hợp tác giữa Trung Quốc và CEEC với nhiều kỳ vọng hơn.
Xem bài báo gốc tại: đây.