omniture

CGTN:Vai trò của Trung Quốc trong cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19 là gì?

CGTN
2021-02-18 11:25 9525

Bắc Kinh, ngày 18/02/2021/PRNewswire/ -- Đại dịch hoành hành toàn cầu COVID-19 chứng tỏ khả năng ứng phó của Trung Quốc đối với một thách thức toàn cầu và tầm nhìn của họ về một thế giới tốt đẹp hơn.

Là quốc gia lớn đầu tiên chịu ảnh hưởng của vi-rút và là nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận tăng trưởng dương trong năm vừa qua, Trung Quốc đang ở vị thế tiên phong trong cuộc chiến toàn cầu – với nhận thức sâu sắc rằng COVID-19 có thể lây lan tới bất kỳ nơi nào và sẽ không bị dập tắt nếu không có sự hợp tác giữa các quốc gia với nhau.

Trong bài diễn văn chào năm mới của vào ngày cuối cùng của năm 2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết: "Sau một năm đầy khó khăn, hơn bao giờ hết, chúng ta hiểu vai trò quan trọng của cộng đồng với tương lai chung của toàn nhân loại".

Đại dịch đã không cho phép chủ tịch Tập có những chuyến công du ra nước ngoài nhưng đây vẫn là một năm bận rộn với những hoạt động ngoại giao đối với vị chủ tịch Trung Quốc. Ông đã có 87 cuộc họp trực tuyến và điện đàm với người đứng đầu các nước và lãnh đạo các tập đoàn quốc tế, tham dự 22 sự kiện song phương và đa phương dưới hình thức "ngoại giao đám mây", kêu gọi sự đoàn kết và hợp tác để đẩy lùi khủng hoảng.

"Vũ khí mạnh mẽ nhất"

Trung Quốc – đặc biệt là tỉnh trung tâm Hồ Bắc và tỉnh Vũ Hán – đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự bùng nổ của COVID-19: Gần 90.000 c anhiễm bệnh đã được ghi nhận trên toàn lục địa Trung Quốc và đã có hơn 4.600 ca tử vong; người dân tại các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất đã phải chịu cách ly hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng, trong khi người dân ở các khu vực khác trên toàn Trung Quốc đã rất tuân thủ các quy định hạn chế di chuyển, thậm chí là trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán; Chỉ số tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này đã giảm xuống còn 6,8% so với quý I của năm 2020.

Với ưu tiên hàng đầu là sức khỏe và mạng sống của người dân, Trung Quốc đã phong tỏa hầu hết các con đường lan truyền vi-rút, mặc dù chỉ có một số ít ca phát sinh vào mùa đông. Việc kiểm soát thành công đại dịch là một nhân tố giúp cho nền kinh tế phục hồi nhanh chóng với chỉ số GDP của nước này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, Trung Quốc đang đóng vai trò như một nước lớn sánh vai với các nước khác trên thế giới trong cuộc chiến chống lại mối nguy chung của nhân loại mà COVID-19 mang lại.

Trong bài phát biểu mở màn tại kỳ họp thứ 73 của Đại hội đồng Y tế Thế giới vào tháng Năm, chủ tịch Tập cho biết: "Đoàn kết và hợp tác là thứ vũ khí mạnh mẽ nhất để chống lại vi-rút này".

Trên một liên kết video, ông chia sẻ: "Đây là bài học cốt yếu mà thế giới đã rút ra được từ các cuộc chiến chống HIV/AIDS, Ebola, dịch Cúm gia cầm, Cúm A (H1N1) và các đại dịch lớn khác. Đoàn kết và hợp tác là con đường để chúng ta, những người dân trên toàn thế giới, có thể đánh bại loại vi-rút chủng mới này''.

Trung Quốc đã tổ chức cuộc vận động nhân đạo toàn cầu lớn nhất kể từ năm 1949, giúp đỡ hơn 150 quốc gia và 10 tổ chức quốc tế trong công tác phòng chống dịch, cũng như gửi 36 nhóm y tế tới 34 quốc gia cần hỗ trợ.

Trong các bài phát biểu tại kỳ họp thứ 73 của Đại hội đồng Y tế Thế giới, Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc - châu Phi bất thường về đoàn kết chống dịch COVID-19, Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2020 lần thứ 12, Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 27 và Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 lần thứ 15, chủ tịch Tập đã cam kết đưa vắc-xin chống COVID-19 của Trung Quốc trở thành "hàng hóa công cộng quốc tế" và được phân phối rộng rãi cho người dân toàn thế giới.

Và Trung Quốc đang thực hiện cam kết đó bằng cách cung cấp vắc-xin cho các quốc gia như Campuchia, Chile, Peru, Pakistan, Serbia, Hungary, Ghi-xê Xích đạo, Lào, Mexico, Zimbabwe, Cộng hoà Dominica và Thái Lan – hầu hết là các nước đang phát triển.

Vào tuần trước, để cảm ơn Trung Quốc vì đã cung cấp 200.000 liều vắc-xin cho nước này, chủ tịch nước Zimbabwe Emmerson Mnangagwa phát biểu: "Chúng tôi cảm thấy tự hào và đây chính là minh chứng cho mối quan hệ giữa chúng tôi là người dân Trung Quốc".

Hướng về một tương lai tốt đẹp hơn

Bên cạnh việc hỗ trợ cuộc chiến chống lại cuộc khủng hoảng sức khỏe do đại dịch, Trung Quốc cũng đóng góp vào sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và sự cải thiện của nền quản trị toàn cầu trong thời kỳ hậu COVID-19.

Chủ tịch Tập đã đã kêu gọi các nền kinh tế dẫn dầu trên toàn thế giới đẩy mạnh phục hồi kinh tế ngay từ hồi tháng Ba, khi mà vi-rút corona đang lây lan mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 về COVID-19 trực tuyến, ông Tập phát biểu: "Tôi muốn kêu gọi tất cả các thành viên của G20 có những biện pháp tập thể – cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các rào cản và tạo điều kiện cho dòng chảy thương mại không bị ràng buộc. Chúng ta có thể cùng nhau gửi một thông điệp mạnh mẽ và lấy lại niềm tin về sự phục hồi của nền kinh tế thế giới".

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Riyadh vào tháng 11, ông đã kêu gọi những nỗ lực phối hợp từ các nền kinh tế lớn để thúc đẩy sự phát triển toàn diện hơn và cải thiện nền quản trị toàn cầu.

Theo chủ tịch Trung Quốc, vì đóng vai trò chủ chốt trong cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19, nhóm G20 cần đề cao tính song phương, cởi mở, toàn diện, hợp tác đôi bên cùng có lợi và khả năng bắt kịp thời đại.

Ông nói với các nhà lãnh đạo G20 rằng: "Chúng ta cần tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển và giúp đỡ họ vượt qua khó khăn do đại dịch gây ra".

Ông Tập cũng lưu ý rằng để giảm gánh nặng cho các nước nghèo, Trung Quốc đã triển khai toàn bộ Sáng kiến đình chỉ nghĩa vụ trả nợ của G20 (DSSI) với tổng số tiền vượt ngưỡng 1,3 tỷ đô la Mỹ.

Nhóm G20 đã triển khai DSSI vào tháng 4 để giải quyết nhu cầu thanh toán tiền mặt cấp thiết của các quốc gia có thu nhập thấp, cho phép trì hoãn tất cả các khoản thanh toán chi trả nợ từ ngày 01/05 đến cuối năm 2020 của các nước nghèo. Sau đó, quyết định trì hoãn nợ đã được kéo dài thêm 6 tháng đến ngày 30/06/2021.

Trung Quốc cũng đã đặt ra các mục tiêu tham vọng hơn để đẩy lùi biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững. Vào tháng 9, ông Tập đã phát biểu rằng Trung Quốc sẽ nỗ lực để đạt mức giảm phát thải CO2 cao nhất trước năm 2030 và đạt được mức trung hòa cacbon trước năm 2060.

Ông phát biểu trong Cuộc tranh luận chung của phiên họp thứ bảy mươi năm của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc: "COVID-19 gợi nhắc cho chúng ta rằng nhân loại cần phải tiến hành một cuộc cách mạng xanh và chuyển dịch sang một phương hướng phát triển và phong cách sống xanh sớm hơn".

Vào hồi tháng 12, ông Tập đã tiết lộ các mục tiêu lâu dài tại Hội nghị thượng đỉnh về tham vọng khí hậu để kỷ niệm năm thứ năm thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Ông phát biểu rằng tới năm 2030, Trung Quốc sẽ cắt giảm lượng phát thải cacbon trên mỗi đơn vị GDP xuống hơn 65% từ mức phát thải năm 2005, tăng tỉ lệ nhiên liệu phi hóa thạch trong hoạt động tiêu thụ năng lượng lên khoảng 25%, tăng trữ lượng rừng thêm 6 tỷ mét khối so với mức năm 2005 và tăng tổng công suất của các nhà máy điện gió và điện mặt trời lên hơn 1,2 tỷ kilowatt.

Thế giới đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc do COVID-19. Trong khi đang giải quyết các thách thức trong nước, Trung Quốc vẫn đang gánh vác những trách nhiệm to lớn để khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn sau cuộc khủng hoảng.

Bài báo gốc:tại đây.

nguồn: CGTN