Bắc Kinh, 23/02/2021 /PRNewswire/ - Với mục đích chính là phục vụ đời sống tinh thần của người dân, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCS) đã và đang lãnh đạo đất nước hướng tới xây dựng một xã hội tiểu khang về mọi mặt, và đã giúp nước này đạt được kết quả kỳ diệu trong việc xóa đói giảm nghèo.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói: "Đảm bảo những người nghèo và các khu vực nghèo khó sẽ bước vào xã hội tiểu khang cùng với phần còn lại của đất nước là một cam kết mạnh mẽ của Đảng ta".
CMG gần đây đã phát hành một chương trình truyền hình dài tập "Xóa đói giảm nghèo", kể lại cách Trung Quốc đã đưa hàng triệu người thoát nghèo. Tập đầu tiên giới thiệu tổng quan về cách mà giới lãnh đạo Trung Quốc thực hiện cam kết mạnh mẽ của mình là đưa tất cả người dân nông thôn sống dưới mức nghèo khổ hiện tại thoát nghèo vào năm 2020.
"Vượt lên và thoát nghèo"
Trung Quốc đã phát động các chương trình cứu trợ đói nghèo quy mô lớn vào năm 1982. Vào thời điểm đó, ông Tập Cận Bình đã được cử đến làm việc tại huyện Trịnh Hòa, tỉnh Hà Bắc. Từ tháng 3/1982 đến tháng 5/1985, ông Tập làm phó bí thư và sau đó là bí thư ĐCS tại Ủy ban Huyện Trịnh Hòa. Một số bài phát biểu và bài báo của ông từ thời kỳ này đã được xuất bản trong cuốn sách "Vượt lên và thoát nghèo".
Như ông Tập đã viết: "Tôi đã làm việc chăm chỉ trong suốt hai năm ở tỉnh Ninh Đức cùng với những người dân và Đảng viên ở đó. Tôi luôn có cảm giác bất an. Xóa đói giảm nghèo là một công cuộc to lớn đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều thế hệ".
Sau đó, ông đã đưa giấc mơ xóa đói giảm nghèo của mình trở thành tâm điểm của đời sống chính trị Trung Quốc.
Nhắm mục tiêu giảm nghèo, một chiến lược mới
Số người nghèo được chính phủ Trung Quốc công nhận là 99,89 triệu người vào cuối năm 2012 – một con số chỉ kém dân số của một vài quốc gia.
Vào tháng 11/2013, trong một chuyến thị sát Hồ Nam, Chủ tịch Tập lần đầu tiên nêu ra khái niệm "nhắm mục tiêu giảm nghèo".
Khái niệm này điều chỉnh các chính sách cứu trợ phù hợp với các điều kiện địa phương khác nhau và đã trở thành nguyên tắc chỉ đạo trong cuộc chiến chống đói nghèo của Trung Quốc.
Vào tháng 11/2015, tại Hội nghị Trung ương về xóa đói giảm nghèo và phát triển, ông Tập đã chỉ ra rằng xóa đói giảm nghèo cần tập trung vào 4 vấn đề – đối tượng nào chính xác cần sự giúp đỡ, đối tượng nào cần thực hiện các sáng kiến xóa đói giảm nghèo, xóa đói giảm nghèo cần được thực hiện như thế nào, cũng như các tiêu chuẩn, thủ tục cần được thông qua để thoát nghèo.
Để giải quyết những vấn đề này trong khi thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, khoảng 800.000 cán bộ đã được cử đi làm nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo ở tuyến đầu tại các cấp địa phương.
"Không ai bị bỏ lại phía sau"
Vào cuối năm 2016, có hơn 43 triệu người, tương đương khoảng 3% dân số Trung Quốc, phải sống trong cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, để giúp số người nghèo còn lại vươn lên, những người trong số họ sống ở những khu vực không có đường, nước sạch hoặc nguồn điện, sẽ là nhiệm vụ khó khăn nhất.
Ông Tập nói: "Xóa đói giảm nghèo luôn là một cuộc chiến khó khăn, trong khi đó xóa nghèo ở các vùng cực kỳ nghèo là khó khăn nhất".
Năm 2017, quốc gia này đã phân định ranh giới ba khu vực và ba tỉnh, bao gồm khu tự trị Tây Tạng và châu tự trị Nộ Giang ở tỉnh Vân Nam, là những khu vực nghèo nhất trong cả nước. Các khu vực này sẽ nhận được nhiều nguồn lực hơn.
Ông Tập đã hứa: "Trên hành trình hướng tới sự thịnh vượng chung, không ai sẽ bị bỏ lại phía sau".
"Hai đảm bảo và ba cam kết"
Vào cuối năm 2018, dân số nghèo của quốc gia đã giảm xuống còn 16,6 triệu người, đưa hành trình xóa đói giảm nghèo đi đến "chặng cuối cùng". Nhưng công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Trung Quốc vẫn gặp nhiều thách thức.
Chính quyền tại một số địa phương và các ban ngành đã giả mạo hoặc phóng đại số liệu thống kê về giảm nghèo của họ để ghi điểm chính trị.
Phát biểu tại hội nghị chuyên đề về cuộc chiến chống đói nghèo vào tháng 4/2019, Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi nỗ lực giải quyết các vấn đề nổi cộm trong việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu ăn, mặc của người nghèo ở nông thôn và đảm bảo họ được tiếp cận với nền giáo dục bắt buộc, các dịch vụ y tế cơ bản và có nhà ở an toàn, thường được gọi là chính sách "hai bảo đảm và ba cam kết".
Các bộ sau đó đã phát động một chiến dịch quy mô rộng để giải quyết các vấn đề tồn đọng và vào cuối năm 2019, 5,2 triệu người dân đã được giải quyết các vấn đề "hai đảm bảo và ba cam kết".
Đạt mục tiêu chống đói nghèo bất chấp dịch COVID-19
Năm 2020 không phải là năm yên bình đối với Trung Quốc và thế giới. Đại dịch COVID-19 cùng với lũ lụt ở miền nam Trung Quốc đã đặt ra những thách thức khó khăn đối với cuộc chiến quốc gia chống đói nghèo.
Theo Ngân hàng Thế giới, đại dịch COVID-19 ước tính đã đẩy thêm 88 - 115 triệu người vào cảnh nghèo khổ cùng cực vào năm 2020, có nghĩa là tình trạng nghèo khổ cùng cực trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng lần đầu tiên sau hơn 20 năm.
Tại hội nghị chuyên đề về việc đảm bảo thắng lợi quyết định trong công cuộc xóa đói giảm nghèo vào tháng 3/2020, Chủ tịch Tập nhấn mạnh rằng việc đưa tất cả cư dân nông thôn sống dưới mức nghèo khổ hiện tại thoát nghèo vào năm 2020 là một cam kết mạnh mẽ của Ủy ban Trung ương ĐCS Trung Quốc và điều này phải được thực hiện theo đúng kế hoạch.
Quốc gia này đã thực hiện các biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả hơn để đảm bảo đúng tiến độ xóa đói giảm nghèo. Đã có nhiều nỗ lực để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra cùng với đẩy nhanh việc khôi phục trật tự sản xuất và sinh hoạt ở các vùng nghèo bị thiên tai.
Các Bộ trưởng cũng đã tăng cường giám sát và hỗ trợ kịp thời để người dân không tái nghèo.
Vào tháng 12/2020, Chủ tịch Tập tuyên bố rằng sau 8 năm nỗ lực không ngừng, tất cả người nghèo ở nông thôn đã được thoát nghèo và gần 100 triệu người nghèo đã rũ bỏ nghèo đói.
Bài báo gốc:tại đây.