BẮC KINH, 19/04/2021 /PRNewswire/ -- Dãy núi Thiên Sơn, trải dài hàng ngàn dặm trên biên giới tây bắc của Trung Quốc, chia Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương làm hai nửa – phía bắc tương đối giàu có và phía nam kém phát triển. Đã có thời điểm những người miền Nam với số lượng dân tộc thiểu số đông hơn không nắm được tin tức về phát triển nhanh chóng của miền Bắc, trong khi những người ở miền Bắc thiếu hụt thông tin chính xác về miền Nam, chứ chưa nói đến người ngoài vùng này.
Sau nhiều thập kỷ phát triển và giao lưu, người dân hai bên núi đã trở nên quen thuộc với nhau. Theo Han Bin, đạo diễn của bộ phim tài liệu "Beyond the Mountains: Life in Xinjiang" (Vượt qua khỏi dãy núi: Cuộc sống ở Tân Cương), dãy núi là những ranh giới vật lý có thể vượt qua, nhưng "thành kiến đến từ những ngọn núi trong tâm trí của chúng ta khiến chúng ta không thể nhìn thấu sự thực".
Các cuộc tấn công khủng bố đã hoành hành trong khu vực trong gần ba thập kỷ khiến người dân trong và ngoài khu vực bàng hoàng và hoảng sợ. Chen Ruijun, một nhân viên của công ty xây dựng, người đã hỗ trợ sự phát triển của Tân Cương vào năm 2008 và 2009, cho biết một số người từ các tỉnh và khu vực khác của Trung Quốc đã nhìn nhận những người Duy Ngô Nhĩ với hình ảnh không đẹp đẽ. Cảm giác sợ hãi và định kiến đi kèm đã dần dần lắng xuống thông qua lượng kiến thức hiểu biết nhiều hơn và tốc độ phát triển nhanh hơn.
Trong những năm gần đây, phần lớn phương tiện truyền thông đưa tin của phương Tây về Trung Quốc đã vẽ nên một bức tranh tiêu cực do thiếu thông tin cũng như thiếu lòng tin. Tân Cương, nơi sinh sống của hơn 12 triệu người Duy Ngô Nhĩ, đã phải trải qua một yếu tố góp phần lớn hơn nữa gây nên sự kỳ thị và bóp méo hình ảnh nơi đây. Các báo cáo nước ngoài về Tân Cương chủ yếu tập trung vào các cáo buộc về cái gọi là "sự vi phạm nhân quyền của chính phủ Trung Quốc".
Kết quả là Tân Cương thực sự chìm trong vô số tiêu đề giật gân và gây phẫn nộ, có thể kể đến một vài tiêu đề như "trại tạm giam" và "lao động cưỡng bức" trong ngành dệt may, sản xuất cà chua và thậm chí là năng lượng mặt trời. Những lời phóng đại mang đậm tính thành kiến và suy đoán như vậy, chẳng khác gì tạo nên một ngọn núi không thể vượt qua trong tâm trí của nhiều người.
"Vượt qua khỏi dãy núi: Cuộc sống ở Tân Cương", bộ phim tài liệu dài 80 phút, được kể thông qua một tập hợp các câu chuyện riêng lẻ, cùng nhau, ghi lại quá trình thay đổi trong khu vực. Bộ phim cũng đề cập đến quá trình phá vỡ những định kiến và xóa bỏ những quan niệm sai lầm cho người dân trong và ngoài khu vực.
Bộ phim thể hiện cảnh quan tuyệt đẹp của vùng đất rộng lớn này, cũng như cuộc sống thời hiện đại của người dân thuộc các dân tộc khác nhau. Bộ phim bao gồm bốn phần: "Thời thế thay đổi", "Chạy theo đồng tiền", "Thế hệ mới" và "Con người và thiên nhiên", thể hiện nhiều khía cạnh của Tân Cương ngày nay và con người nơi đây.
Sabyt Abukhadir sống ở huyện Chiêu Tô ở miền bắc Tân Cương, nơi nhiều thế hệ phụ thuộc vào những đồng cỏ cao nguyên tươi tốt để kiếm sống. Cháu trai Erjanat Nurkidir của ông đang theo học chuyên ngành khiêu vũ tại Đại học Sư phạm Ili. Cả hai đã tranh cãi vì Sabyt tin rằng khiêu vũ chỉ dành cho con gái. Cuộc tranh cãi vẫn chưa kết thúc cho đến khi Sabyt nhìn Erjanat nhảy trên sân khấu. Ông nói rằng: "Đứa trẻ nhà tôi nhảy giỏi đến mức khiến tôi xúc động phát khóc".
Ở miền nam Tân Cương thì quá trình thay đổi tâm lý như vậy khó hơn nhiều. Nhiều phụ nữ ở bốn huyện thuộc miền nam Tân Cương chưa bao giờ rời khỏi nhà. Theo lối nghĩ truyền thống ở đó thì "Phụ nữ rời khỏi nhà để làm việc sẽ không thể tìm được một tấm chồng".
Nhưng Zileyhan Eysa, một nông dân đến từ Huyện Kuqa, Aksu, quyết định lên đường tới miền Bắc để làm việc trong một nhà máy dệt với hy vọng kiếm tiền để người mẹ ốm nặng của cô được điều trị thích hợp. Cô bộc bạch rằng: "Nếu tôi không đến đây, mẹ tôi có thể đã ra đi rồi".
Bên cạnh những câu chuyện miêu tả những thay đổi của Tân Cương trong đó những người trẻ tuổi có niềm khát vọng mãnh liệt với mục tiêu mang lại sự thay đổi trong lối suy nghĩ, bộ phim tài liệu còn kể câu chuyện về những con người làm việc để bảo vệ vùng đất mà họ yêu thương. Yang Zongzong có một sở thích rất "dị" – tìm kiếm và lập danh mục mọi loài thực vật. Anh nói rằng: "Với tôi, đó là sự trân trọng những vẻ đẹp ở những gì bình dị nhất". Cho đến nay, anh ấy đã thu thập 10.000 đến 20.000 mẫu vật, nghiên cứu hình thái học, di truyền và đặc điểm môi trường của các loài thực vật. Sự sinh trưởng của thực vật phần lớn bị ảnh hưởng bởi môi trường, vì vậy mọi thay đổi khí hậu được ghi nhận bởi sự sinh trưởng của thực vật đều là dấu hiệu cho những thay đổi về biến đổi khí hậu và điều kiện tự nhiên.
Những câu chuyện về quá trình cống hiến và phá vỡ truyền thống này không phải là coi thường quá khứ một cách cực đoan mà phần nhiều là hướng tới một tương lai phát triển không ngừng.
Liên kết: https://news.cgtn.com/news/2021-04-16/Beyond-the-Mountains-Life-in-Xinjiang--Zui80BwyOc/index.html