omniture

CGTN: Trung Quốc tái khẳng định các cam kết về biến đổi khí hậu, tuyên bố các nỗ lực đang được tiến hành

CGTN
2021-04-23 19:42 13064

BẮC KINH, 23/04/2021 /PRNewswire/ -- Trung Quốc, quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới, đã tái khẳng định rằng mức giảm phát thải CO2 của nước này sẽ đạt mức cao nhất trước năm 2030 và đạt được mức trung hòa cacbon trước năm 2060.

Lời cam kết đã được Chủ tịch Tập Cận Bình tái khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo về khí hậu hôm thứ Năm, một thời điểm quan trọng trong tiến trình chính trị về khí hậu toàn cầu trước thềm Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu lần thứ 26 của các bên tại Glasgow của Vương quốc Anh vào tháng 11.

Chủ tịch Tập nhấn mạnh rằng "Trung Quốc đã coi hợp tác trong nền văn minh sinh thái là ưu tiên của công cuộc xây dựng chung Vành đai và Con đường đồng thời thúc đẩy một loạt các sáng kiến xanh" và cho biết thêm rằng Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc họp Hội nghị các bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học lần thứ 15 vào tháng Mười.

Kiểm soát và hạn chế tiêu thụ than 

Ông Tập nói với các nhà lãnh đạo thế giới khác tham dự hội nghị thượng đỉnh rằng các hành động cụ thể đã được thực hiện. "Trung Quốc đã lồng ghép mục tiêu đã đề ra vào công tác xây dựng nền văn minh sinh thái và đang tiến hành một kế hoạch hành động để đạt mức giảm thải cacbon cao nhất vào năm 2030".

Ông cho biết thêm rằng: "Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025), chúng tôi sẽ kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tiêu thụ than và hạn chế dần mức tiêu thụ trong giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 15".

Nhiệt điện than vẫn là một nguồn năng lượng chính ở Trung Quốc và quốc gia này đã tuyên bố sẽ đưa tỷ trọng than trong tổng mức tiêu thụ năng lượng xuống dưới 56% vào năm 2021.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, một văn kiện chính sách quan trọng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của quốc gia này trong thập kỷ tới và hơn thế nữa, đã vạch ra rằng tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lượng khí thải cacbon đioxit trên một đơn vị GDP sẽ giảm lần lượt là 13,5% và 18% trong giai đoạn này.

Trong Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương hàng năm của Trung Quốc được tổ chức vào cuối năm 2020, công tác giảm lượng khí thải cacbon được liệt kê là một trong tám nhiệm vụ trọng tâm của Trung Quốc cần tập trung trong năm 2021.

Đồng thời, ông Tập lưu ý rằng đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng. "Thời gian thực hiện cam kết của Trung Quốc ngắn hơn nhiều so với cam kết của các nước phát triển."

So với cam kết 60 năm mà hầu hết các nước phát triển thực hiện thì theo ước tính, cam kết về mức cacbon thấp của Trung Quốc đòi hỏi quốc gia này phải thực hiện quá trình chuyển đổi từ đạt đỉnh cacbon sang thực hiện hóa trung hòa cacbon trong vòng 30 năm.

Ông nhấn mạnh rằng các quốc gia cần tôn trọng những lời cam kết về công cuộc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen năm 2009 đề ra mục tiêu tiêu thụ năng lượng phi hóa thạch của Trung Quốc vào năm 2020 là 15% và kéo theo cường độ cacbon giảm từ 40 đến 45% so với năm 2005. Số liệu thống kê của Trung Quốc cho năm 2019 lần lượt là 15,3% và 48,1%, có nghĩa là nước này đã vượt và hoàn thành các mục tiêu trước thời hạn.

Theo Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc, so với năm 2005, phát thải khí nhà kính trên một đơn vị GDP đã giảm 48% vào năm 2019 ở Trung Quốc, đạt trước thời hạn cam kết của Trung Quốc đối với các mục tiêu năm 2020.

Tầm quan trọng của hợp tác toàn cầu 

Ông Tập cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác toàn cầu, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng hợp tác, thay vì viện cớ cáo buộc lẫn nhau; với mục tiêu giữ đúng cam kết, thay vì không giữ đúng cam kết.

Chủ tịch Tập cảnh báo không nên tiếp cận một cách rời rạc và tạm thời trong công tác bảo tồn môi trường sinh thái.

Hoan nghênh Hoa Kỳ trở lại quản trị đa phương về biến đổi khí hậu, ông Tập nói rằng Trung Quốc mong muốn hợp tác với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Hoa Kỳ, nhằm thúc đẩy quản trị môi trường toàn cầu.

Ông nói thêm rằng các nước phát triển cần nỗ lực cụ thể để giúp các nước đang phát triển nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời nhấn mạnh về nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng riêng biệt trong tiến trình này.

Ông Tập đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của công cuộc duy trì chủ nghĩa đa phương, thống nhất và hợp tác để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Trung Quốc và các nước châu Âu đã và đang hợp tác chặt chẽ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu sau khi chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từ bỏ Thỏa thuận Paris.

https://news.cgtn.com/news/2021-04-22/President-Xi-attends-Leaders-Summit-on-Climate-via-video-link-ZFKPiQ9yCc/index.html 

nguồn: CGTN
Related Links: