Bắc Kinh, 28/04/2021 /PRNewswire/ -- Các nhà chức trách ở thành phố Quế Lâm, một trong những điểm du lịch hàng đầu của Trung Quốc, đã xử lý nghiêm ngặt việc khai thác cát đá bất hợp pháp dọc sông Lệ Giang trong những năm gần đây với nỗ lực bảo vệ môi trường sinh thái dòng sông.
Được ca ngợi là một trong những dòng sông đẹp nhất trên Trái đất, sông Lệ Giang trải dài hơn 400 km qua những dãy núi đá vôi tuyệt đẹp, thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách mỗi năm.
Hôm Chủ nhật, trong chuyến đi thị sát một khúc rông, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết: "Hành vi độc ác nhất là khai thác đá". "Một khi ngọn núi bị phá hủy, thì những ngọn núi như này sẽ biến mất vĩnh viễn."
Mô tả dòng sông như "tài sản châu báu có một không hai" của Trung Quốc và thế giới, ông Tập nói rằng con người không được phép phá hoại môi trường sinh thái của dòng sông.
Ông cảnh báo rằng những người vẫn đang tiếp tục khai thác đá, khai thác cát ven sông không những phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình mà còn phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nhờ một loạt các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, cũng như bảo vệ dòng sông và những ngọn núi dọc theo sông, môi trường đã được cải thiện đáng kể, thu hút nhiều khách du lịch và mang lại nguồn doanh thu.
Năm 2019, thành phố Quế Lâm đón 138 triệu lượt khách du lịch, mang lại nguồn thu 187,4 tỷ nhân dân tệ (28,9 tỷ USD), tăng lần lượt 26,7% và 34,7% so với mức năm 2018.
Chuyển đổi nền kinh tế xanh của Trung Quốc
Quế Lâm không phải là thành phố duy nhất ở Trung Quốc đứng lên đấu tranh chống lại các hành vi gây hại đến môi trường. Tại cuộc họp hồi đầu tháng, Bộ Công an cho biết, năm ngoái, cơ quan công an trên toàn quốc đã triệt phá 23.000 vụ gây hại đến môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên, tương đương với 16,6 tỷ nhân dân tệ (2,6 tỷ USD) và bắt giữ hơn 40.000 nghi phạm liên quan.
Những nỗ lực này là một phần trong chiến dịch của Trung Quốc nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh phát triển toàn diện kinh tế và xã hội - đây là tầm nhìn được nêu rõ trong kế hoạch phát triển đất nước 5 năm tới và xa hơn thế nữa.
Chiến dịch này phù hợp với câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Tập về phát triển xanh: "Những vùng nước trong xanh và những ngọn núi tươi mát là tài sản vô giá của chúng ta."
Như được tư tưởng này soi đường chỉ lối, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã không ngừng nỗ lực, thúc đẩy phát triển năng lượng các-bon thấp, cam kết đạt mức tối đa lượng khí thải carbon đioxit vào năm 2030 và đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060.
Khi phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của các nhà lãnh đạo vào tuần trước, ông Tập đã tái khẳng định cam kết và kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới cùng nhau xây dựng một cộng đồng đáng sống.
Những thông tin nổi bật khác trong chuyến công du Quảng Tây của ông Tập
Quế Lâm là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thị sát của Chủ tịch tại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc. Ông cũng bày tỏ lòng thành kính với những anh hùng cách mạng đã hy sinh trong trận chiến diễn ra nơi đây, đồng thời tìm hiểu về những tiến bộ trong quá trình tái thiết nông thôn vào Chủ nhật.
Chủ tịch Tập, cũng là Tổng bí thư của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương, đã đến thăm công viên tưởng niệm Trận đánh sông Tương Giang diễn ra trong suốt tháng Ba những năm 1930 và đặt một lẵng hoa bày tỏ lòng thành kính với những người lính Hồng quân đã hy sinh trong trận chiến.
Ông cho biết, bí quyết thành công của cách mạng Trung Quốc nằm ở lý tưởng và niềm tin, thôi thúc mọi người ngày nay phấn đấu cho sự trẻ hóa đất nước cùng với một tinh thần và lòng quyết tâm.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Sau đó, ông đến thăm ngôi làng Maozhushan, khu vực nổi lên với ngành công nghiệp trồng nho, thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng.
Sau khi xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nghèo đói tuyệt đối ở các vùng nông thôn trên toàn quốc, Trung Quốc đã chuyển trọng tâm sang chiến lược tiếp theo - tái thiết nông thôn. Khuyến khích phát triển cách ngành nghề phù hợp với điều kiện tại những ngôi làng ở các vùng để hy vọng một cuộc sống tốt hơn cho người dân địa phương.