omniture

CGTN: Đàm thoại về Tân Cương: Lưu Hân đối thoại với ba vị đại sứ tại Trung Quốc

CGTN
2021-04-29 14:24 6428

Bắc Kinh, 29/04/2021 /PRNewswire/ -- Trong con mắt của một số chính trị gia và phương tiện truyền thông phương Tây, những người có thể chưa từng đặt chân đến Tân Cương, khu vực này giống như một nơi "địa ngục", nơi các dân tộc thiểu số đang phải chịu đựng "nạn diệt chủng", "lao động cưỡng bức" và các tội ác chống lại loài người nghiêm trọng khác.

Nhưng khi càng nhiều các phái đoàn quốc tế thực hiện những chuyến đi đến Tân Cương để tận mắt chứng kiến khu vực này thì một câu chuyện hoàn toàn khác đã được hé lộ. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong những năm qua, hơn 1.200 nhà ngoại giao, nhà báo và nhân viên tôn giáo từ hơn 100 quốc gia đã đến thăm Tân Cương. Họ đã tận mắt chứng kiến khu vực này và nhận ra rằng những gì họ chứng kiến khác xa với một số thông tin trên phương tiện truyền thông phương Tây.

Để làm sáng tỏ cuộc tranh luận đang diễn ra về những gì đang xảy ra ở Tân Cương, biên tập viên Lưu Hân của CGTN đã mời ngài Moin ul Haque, Đại sứ Pakistan tại Trung Quốc, ngài Fariz Mehdawi, Đại sứ Palestine tại Trung Quốc và ngài Imad Moustapha, Đại sứ Syria tại Trung Quốc, tham gia vào chương trình 30 phút thảo luận bàn tròn. Ba nhà ngoại giao đã chia sẻ trải nghiệm trực tiếp của họ ở Tân Cương và cố gắng tìm ra ý định về hành động mô tả Tân Cương như vậy của một số nước phương Tây. 

Cuộc thảo luận diễn ra tại một nhà hát kinh kịch phong cách Trung Quốc ở trung tâm Bắc Kinh. Lưu Hân vừa kết thúc chuyến đi hai tuần đến Tân Cương, nơi cô phỏng vấn nhiều quan chức địa phương, học giả, nông dân và cư dân địa phương.

Đàm thoại về Tân Cương: Lưu Hân đối thoại với ba vị đại sứ tại Trung Quốc
Đàm thoại về Tân Cương: Lưu Hân đối thoại với ba vị đại sứ tại Trung Quốc

Tân Cương trong mắt các vị đại sứ  

Ngài đại sứ của Pakistan tại Trung Quốc Moin ul Haque đã đến thăm Tân Cương vào tháng 3 này. Ông mô tả chuyến đi này là "một trải nghiệm rất đặc biệt trong đời". Sau khi đến thăm nhiều nơi, bao gồm các gia đình địa phương, các dự án phát triển và nhà thờ Hồi giáo, ông đã bị thu hút bởi sự đa dạng và hài hòa về văn hóa và tôn giáo ở khu vực này. Ông cho biết thay vì cái gọi là "lao động cưỡng bức" áp đặt lên các dân tộc thiểu số mà một số "nhà nghiên cứu" phương Tây tuyên bố thì "Tân Cương là một bức tranh đầy kết hợp đầy màu sắc của hơn 50 dân tộc thiểu số và những dân tộc thiểu số này sinh sống ở Tân Cương một cách rất yên bình và hòa hợp."

Ngài Fariz Mehdawi, Đại sứ Palestine tại Trung Quốc, đã rất ấn tượng về số lượng các địa điểm tôn giáo. Ông đến thăm Tân Cương vào năm 2020 và quan sát thấy rằng có những nhà thờ Hồi giáo ở mọi ngã tư mà ông nhìn thấy và có năm nhà thờ Hồi giáo thực sự nằm trong cùng một khu dân, đồng thời một cơ sở giáo dục chuyên biệt cũng đã được thành lập.

Một số người cho rằng các chuyến công du của các nhà ngoại giao này đều được dàn dựng và không phản ánh đúng tình hình thực tế. Đại sứ Fariz cho biết ông cho rằng ý kiến như vậy thật thiếu tôn trọng. Ông lập luận "Người ta không nên tin rằng các nhà ngoại giao ngây thơ đến mức họ có thể bị điều động để lấy và mua bất cứ thứ gì" và cho biết thêm "các nhà ngoại giao không phải là một phần của một âm mưu, rằng họ sẽ biện minh cho điều gì đó đi ngược lại với những gì họ đã chứng kiến".

Thành tựu chống khủng bố ở Tân Cương  

Trong quá khứ, Tân Cương phải hứng chịu "ba thế lực tàn ác": chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố. Nhưng nhờ nỗ lực của Trung Quốc, đã không có bất kỳ vụ tấn công khủng bố nào ở Tân Cương trong hơn 4 năm liên tiếp. 

Các đại sứ cho biết, lý do đằng sau điều này là các nhà chức trách Trung Quốc đã làm hai điều đúng đắn: một là tiêu diệt những kẻ khủng bố cứng rắn bằng vũ lực, hai là tập trung vào con người và phát triển xã hội.

Ngài đại sứ Syria tại Trung Quốc Imad Moustapha nói với Lưu Hân rằng Trung Quốc đang làm điều đúng đắn. Trung Quốc đã đi vào các vấn đề cốt lõi, đó là làm thế nào để phát triển xã hội và làm thế nào để người dân ở Tân Cương không trở thành mồi ngon cho những tuyên truyền của chủ nghĩa cực đoan.

Tại sao Tân Cương lại trở thành chủ đề gây tranh cãi như vậy?

Trải nghiệm cá nhân của các vị đại sứ và những câu chuyện của thế giới phương Tây là sự trái ngược hoàn toàn rõ ràng. Tại sao lại như vậy? 

Ngài Fariz Mehdawi, Đại sứ Palestine tại Trung Quốc, giải thích rằng đây không phải là về vấn đề nhân quyền; đây là vấn đề về những thách thức địa chính trị.

Ngàu đại sứ Syria tại Trung Quốc Imad Moustapha nói rằng "chúng ta hãy nhìn nhận chính xác bản chất của vấn đề. Các vấn đề này hoàn toàn không liên quan gì đến Tân Cương. Điều này liên quan đến chiến dịch truyền thông ở phương Tây chống lại Trung Quốc, chống phá Trung Quốc. Trung Quốc hiện lên là một quốc gia tồi tệ. Và bất cứ điều gì Trung Quốc thực hiện thì đều là điều gì đó xấu xa".

Các vị đại sứ bày tỏ hy vọng rằng Trung Quốc có thể đi đúng hướng, tiếp tục con đường phát triển, tiếp tục mở cửa, tiếp tục cải cách, tiếp tục phương thức lấy người dân làm trung tâm. Họ đồng ý rằng Tân Cương là một vùng đất cổ kính xinh đẹp của những con người đa dạng mang trong mình hy vọng và đầy cảm hứng. 

Tuy nhiên, quan điểm của các vị đại sứ không đại diện cho quan điểm của tất cả các quốc gia. Kể từ tháng 2/2021, chính phủ Canada, Hà Lan và Anh đã thông qua các động thái không ràng buộc tuyên bố hành vi của Trung Quốc ở Tân Cương là tội diệt chủng. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã gán cho các hành động của Trung Quốc ở Tân Cương là tội diệt chủng trong Báo cáo Quốc gia về Thực hành Nhân quyền năm 2020 được công bố vào tháng Ba. Trung Quốc đã đanh thép bác bỏ những cáo buộc như trên.

Liên kết: https://news.cgtn.com/news/2021-04-27/What-do-three-ambassadors-talk-about-Xinjiang-with-Liu-Xin--ZMA1UeE2T6/index.html 

nguồn: CGTN
Related Links: