Bắc Kinh, 3/05/2021 /PRNewswire/ -- Dự án xây dựng trạm vũ trụ của riêng Trung Quốc đang được tiến hành, với mô-đun cốt lõi là Thiên Hà, có nghĩa là "thiên địa hòa hợp", được phóng vào không gian vào thứ Năm, khởi động một loạt nhiệm vụ phóng tên lửa quan trọng nhằm hoàn thành dự án xây dựng trạm vũ trụ vào cuối năm 2022.
Thiên Hòa được đưa vào vũ trụ bằng tên lửa đẩy Long March-5B Y2 từ Bãi phóng tàu vũ trụ Văn Xương trên bờ biển tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Đây là nhiệm vụ đầu tiên trong số 11 nhiệm vụ xây dựng và cung cấp trang thiết bị cho trạm vũ trụ.
Thiên Hòa sẽ đóng vai trò là mô-đun nền tảng cho trạm vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc trên quỹ đạo thấp của Trái đất có tên là Thiên Cung, có nghĩa là "cung điện trên trời" trong tiếng Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết trong thông điệp chúc mừng hôm thứ Năm rằng việc phóng thành công mô-đun cốt lõi Thiên Hòa phát đi thông điệp rằng quá trình xây dựng trạm vũ trụ của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn triển khai toàn diện, đặt nền tảng vững chắc cho các nhiệm vụ tiếp theo.
Ông Tập chia sẻ trong thông điệp: "Xây dựng một trạm vũ trụ và phòng thí nghiệm không gian quốc gia là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược ba bước của chương trình bay không gian có người lái của Trung Quốc, và còn là một dự án quan trọng bậc nhất nhằm nâng cao sức mạnh của đất nước về khoa học và công nghệ, cũng như trong vũ trụ.
Ông kêu gọi tất cả các thành viên tham gia sứ mệnh phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới, thực hiện thắng lợi toàn diện nhiệm vụ xây dựng trạm vũ trụ, đóng góp những thành tích mới và to lớn hơn vào công cuộc xây dựng toàn diện đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại.
Một nền tảng mở
Trạm vũ trụ mới của Trung Quốc sẽ không chỉ dành cho các nhà khoa học Trung Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với CGTN, ông Hao Chun, Giám đốc Cục Kỹ thuật Không gian có người lái Trung Quốc cho biết: "Các phi hành gia nước ngoài và mọi hình thức hợp tác toàn cầu về thí nghiệm khoa học được hoan nghênh nhiệt liệt tại trạm vũ trụ của Trung Quốc.
Trung Quốc và Cục Sự vụ Ngoài Vũ trụ của Liên Hợp Quốc đã tiến hành hợp tác về các ứng dụng liên quan đến việc sử dụng trạm vũ trụ của Trung Quốc. Ông Hao chia sẻ "Chúng tôi đã ký một thỏa thuận".
Cho đến nay, có tổng cộng 9 dự án do 17 quốc gia bao gồm Pháp, Đức và Ý đề xuất đã được lựa chọn cho vòng thí nghiệm đầu tiên được tiến hành trong phòng thí nghiệm vũ trụ mới.
Vị Giám đốc bổ sung thêm: "Trong tương lai, chắc chắn sẽ có các phi hành gia nước ngoài tham gia chuyến bay vào vũ trụ của Trung Quốc, làm việc và sinh sống trên trạm vũ trụ của chúng tôi. Ngoài ra, một số phi hành gia nước ngoài đã tham gia vào các chuyến bay của Trung Quốc và đang học tiếng Trung Quốc".
Xây dựng sức mạnh hàng không vũ trụ
Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ 18, ông Tập, cũng là Tổng bí thư Ủy ban Trung ương CPC, đã đích thân chỉ đạo việc thực hiện các dự án hàng không vũ trụ lớn và thúc đẩy Trung Quốc tiến bộ vững chắc để trở thành một cường quốc hàng không vũ trụ.
Ông Tập phát biểu trong một chỉ đạo đưa ra vào ngày Ngày Vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc (24/04/2016): "Khám phá vũ trụ rộng lớn, phát triển các chương trình không gian và trở thành cường quốc hàng không vũ trụ luôn là ước mơ mà chúng ta đang phấn đấu".
Năm 2020, ngành công nghiệp vũ trụ của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể: Trung Quốc đưa vào quỹ đạo thành công vệ tinh Beidou cuối cùng của họ vào ngày 23/6; một tàu thăm dò không người lái tới sao Hỏa đã được đưa vào vũ trụ vào ngày 23/07; một nhiệm vụ không người lái mang tên Chang'e-5 với mục đích thu thập vật chất trên mặt trăng đã được phóng vào ngày 24/11 và Trung Quốc đã hạ cánh thành công tàu thăm dò Chang'e-5 lên bề mặt mặt trăng vào ngày 01/12.