BẮC KINH, 07/05/ 2021 /PRNewswire/ -- Kể từ những ngày đầu của công cuộc công nghiệp hóa, loài người đã tạo ra lượng của cải vật chất chưa từng có. Tuy nhiên, cái giá đắt đỏ phải trả cho sự thịnh vượng này là thiên nhiên.
Theo Mạng lưới Dấu chân sinh thái Toàn cầu Global Footprint Network, con người ngày nay sử dụng nhiều tài nguyên sinh thái của Trái đất 1,6 lần nhanh hơn hành tinh có thể tái sinh. Điều này có nghĩa là Trái đất hiện cần một năm và tám tháng để tái tạo những gì con người đã sử dụng trong vòng một năm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần tuyên bố rằng "bảo vệ môi trường sinh thái và thúc đẩy phát triển bền vững là nghĩa vụ chung của chúng ta", ngụ ý rằng "những vùng nước trong xanh và những ngọn núi tươi tốt là tài sản vô giá." Sau cùng, ông ấy muốn nói rằng "Chúng ta chỉ có một Trái đất mà thôi."
"Hãy sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm"
Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên có trách nhiêm là chìa khóa để bảo tồn sinh thái. Chúng ta cần thúc đẩy lối sống đơn giản hơn, xanh hơn và sản sinh ít lượng cacbon hơn, phản đối sự thừa thãi và lãng phí, đồng thời thúc đẩy một nền văn hóa sống xanh và lành mạnh.
- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào 28/04/2019
Trong lễ khai mạc Triển lãm Nghề làm vườn Quốc tế 2019, Chủ tịch Tập đã chỉ rõ con đường bảo tồn sinh thái bằng cách trích dẫn đoạn trích nói trên từ "Zizhi Tongjian" hay "Tư trị thông giám", một tác phẩm tham khảo tiên phong trong sử học Trung Quốc của Tư Mã Quang (1019-1086) thuộc triều đại Bắc Tống (960-1127).
Ở Trung Quốc ngày nay, khái niệm về hạn chế tài nguyên đã mang những ý nghĩa mới. Như ông Tập đã nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình rằng "Mô hình phát triển "thịt gà mái lấy trứng" và "xả hồ nước để bắt cá" đang đi vào ngõ cụt. Tương lai sẽ được soi sáng bởi sự phát triển thân thiện với môi trường, tuân theo các quy luật của tự nhiên".
Theo đuổi mục tiêu phát triển xanh, lượng cacbon thấp và theo định hướng đổi mới là trọng tâm trong các nỗ lực của Trung Quốc để trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại.
Lần đầu tiên vào năm 2018, Trung Quốc đưa khái niệm nền văn minh sinh thái vào Hiến pháp của mình. Kế hoạch 5 năm mới nhất của đất nước này cũng mở đường cho cam kết sẽ đạt mức phát thải cacbon đioxit tối đa vào năm 2030 và đạt được mức trung hòa cacbon vào năm 2060.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) cam kết giảm mức tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lượng phát thải cacbon đioxit trên một đơn vị GDP lần lượt là 13,5% và 18% trong giai đoạn 2021-2025.
Trung Quốc cũng đã cam kết tăng trữ lượng rừng thêm sáu tỷ mét khối so với mức năm 2005 vào năm 2030 và nâng tổng công suất lắp đặt điện gió và điện mặt trời lên hơn 1,2 tỷ kilowatt.
Thực hiện đúng theo lời cam kết
Chủ tịch Tập đã nhiều lần tuyên bố cam kết của Trung Quốc trong việc đảm bảo sự chung sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên, một mục tiêu mà Trung Quốc theo đuổi bằng những hành động cụ thể.
Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã dẫn đầu trên toàn cầu về hành động gia tăng tài nguyên rừng, với diện tích trồng rừng vượt mức 70 triệu ha. Đồng thời, 90% các kiểu hệ sinh thái trên cạn và 85% các quần thể động vật hoang dã quan trọng đang được nhà nước bảo vệ hiệu quả.
Một quốc gia có tiến triển về kinh tế trong những thập kỷ qua phần lớn được cung cấp năng lượng từ than đá hiện đang nằm trong số các nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, sở hữu 30% công suất năng lượng tái tạo được lắp đặt toàn cầu.
Hơn nữa, theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ tiêu thụ năng lượng than trong nước đã giảm từ 60,4% năm 2017 xuống 56,8% năm 2020, trong khi tiêu thụ năng lượng sạch tăng từ 19,1% năm 2016 lên 24,3% năm 2020.
Theo sách trắng về phát triển năng lượng do Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước công bố vào 21/12/2020, đến năm 2019, lượng khí thải cacbon của đất nước đã giảm 48,1% so với năm 2005, đảo ngược xu hướng gia tăng phát thải cacbon đioxit nhanh chóng.
Chủ tịch Tập nói rằng "Nhiệm vụ này vô cùng thách thức", qua đó đề cập đến những lời cam kết của Trung Quốc về giải quyết biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa Trung Quốc-Pháp-Đức gần đây. "Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ thực hiện những cam kết của mình."