BẮC KINH, 10/05/2021 /PRNewswire/ -- Phóng sự của CCTV+:
Lấy cảm hứng từ các tác phẩm kinh điển, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh về sự cấp thiết phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái và tìm cách thúc đẩy sự thay đổi hướng tới lối sống xanh hơn với mức cacbon thấp để đảm bảo sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Trong một bài phát biểu khai mạc tại Hội chợ Triển lãm làm vườn quốc tế Bắc Kinh vào tháng 4/2019, ông Tập đã trích dẫn từ "Tư trị thông giám", hay còn được biết đến là "Tấm gương toàn diện trong hỗ trợ quản trị", một cuốn biên niên sử Trung Quốc được xuất bản lần đầu tiên cách đây gần một thiên niên kỷ.
Trong bài phát biểu, ông Tập nhận định rằng: "Mặc dù tạo ra lượng của cải vật chất chưa từng có nhưng công cuộc công nghiệp hóa đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho Mẹ Thiên Nhiên".
Những nhận xét này được đưa ra trong bối cảnh mối quan ngại ngày một gia tăng về những tác động của biến đổi khí hậu, cũng như lo ngại rằng nhiên liệu hóa thạch có thể sớm cạn kiệt với tốc độ đốt cháy hiện tại của con người, trong khi các nguồn tài nguyên quan trọng khác như đất, nước và năng lượng đều đang trở nên hạn chế hơn.
Phát biểu tại hội chợ, ông Tập cho biết: "Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí đóng vai trò rất quan trọng đối với công tác bảo tồn sinh thái".
Chủ tịch Tập cho biết: "Chúng ta cần đẩy mạnh lối sống tối giản hơn, xanh hơn và ít các-bon, phản đối việc sử dụng thừa thãi và lãng phí, đồng thời thúc đẩy văn hóa sống xanh và lành mạnh".
Chủ tịch Tập chia sẻ thêm: "Chúng tôi bất chợt nhận ra một chân lý khi nhìn lên bầu trời đêm đầy sao. Trái đất là ngôi nhà duy nhất của nhân loại. Chúng ta phải bảo vệ hành tinh này như chính đôi mắt của mình, cũng như trân trọng thiên nhiên như cách chúng ta trân trọng cuộc sống".
Kế hoạch 5 năm mới nhất của Trung Quốc cũng mở đường cho việc hiện thực hóa cam kết giảm lượng khí thải CO2 vào năm 2030 và đạt được mức độ trung hòa cacbon vào năm 2060. Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) cam kết giảm mức tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) còn 13,5% và lượng khí thải CO2 trên một đơn vị GDP là 18% trong giai đoạn 5 năm tới.
Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã đứng đầu trên toàn cầu về gia tăng tài nguyên rừng, với hơn 70 triệu ha diện tích trồng rừng. Đồng thời, nhà nước còn có những biện pháp hiệu quả trong việc bảo vệ 90% các kiểu hệ sinh thái trên cạn và 85% các quần thể động vật hoang dã quan trọng. Trung Quốc cũng đã cam kết tăng thêm sáu tỷ mét khối trữ lượng rừng so với mức năm 2005 vào năm 2030, đồng thời nâng tổng công suất lắp đặt điện gió và điện mặt trời lên hơn 1,2 tỷ kilowatt.
Liên kết: https://www.youtube.com/watch?v=6pbnX22aokU