BẮC KINH, 18/05/2021 /PRNewswire/ -- Hơn 2.000 năm trước, Khổng Tử từng nói "Ngôn tất tín, hành tất quả," có nghĩa là "một người phải trung thực với lời nói của họ và quyết tâm trong công việc của họ".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết: "Nền văn hóa Trung Quốc nhấn mạnh 'Giữ tín, giữ khẩu' và 'Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã'."
Trung Quốc vẫn luôn giữ chữ tín trong suốt quá trình phát triển đất nước và kế hoạch 5 năm là một minh chứng hùng hồn về cách họ giữ vững cam kết.
Giữ vững cam kết
Cứ 5 năm kế hoạch được lập một lần kể từ năm 1953, kế hoạch 5 năm là nét cơ bản trong hệ thống quản trị của Trung Quốc, vạch ra các mục tiêu tăng trưởng và xác định các chính sách phát triển. Ngoài giai đoạn từ 1963 đến 1965, tổng cộng đã có 13 kế hoạch được đưa ra và thực hiện.
Ví dụ như cuộc chiến xóa đói giảm nghèo của đất nước. Việc giúp tất cả cư dân vùng nông thôn thoát nghèo vào năm 2020 nằm trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 - 2020) của Trung Quốc. Sau 8 năm, gần 100 triệu người dân tại các vùng nông thôn nghèo đói của Trung Quốc đã thoát nghèo vào năm 2020.
Trung Quốc cũng đã giữ đúng cam kết trong các sự kiện toàn cầu.
Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen năm 2009 đề ra mục tiêu cho Trung Quốc vào năm 2020 là lượng tiêu thụ năng lượng phi hóa thạch ở mức 15%, cùng với đó giảm lượng carbon từ 40 đến 45% so với năm 2005. Số liệu thống kê của Trung Quốc vào năm 2019 lần lượt là 15,3% và 48,1% cho thấy nước này đã vượt và hoàn thành các mục tiêu trước thời hạn.
Theo Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc, lượng khí thải nhà kính trên một đơn vị GDP vào năm 2019 đã giảm 48% so với năm 2005, đạt được cam kết của nước này trước năm 2020.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc, những lời cam kết mới cần được giữ vững
Năm 2021, Trung Quốc bắt đầu tiến tới hành trình hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa với Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
Các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong những năm tới gồm có giữ tỷ lệ thất nghiệp thành thị được khảo sát dưới 5,5% và mức tăng trưởng hàng năm trong chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển đạt 7%.
Nước này cũng hứa sẽ giảm mức tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị GDP xuống còn 13,5% và cắt giảm lượng khí thải CO2 còn 18% để xây dựng một nền kinh tế xanh và mở đường cho việc đạt được mục tiêu lượng khí thải carbon dài hạn vào năm 2030.
Tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu vào tháng 4, ông Tập phát biểu: "Trung Quốc sẽ cố gắng đạt mức giảm lượng khí thải CO2 cao nhất trước năm 2030 và đạt được mức trung hòa carbon trước năm 2060".
Trung Quốc cần phải làm việc chăm chỉ để giữ vững cam kết với những kế hoạch đầy tham vọng như vậy.
Ông Tập cho biết thêm:"Trong giai đoạn của Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, chúng ta phải tuân thủ triết lý lấy nhân dân làm trung tâm, cho phép người dân tận hưởng những thành quả của sự phát triển. Chúng ta nên nỗ lực hết sức để cải thiện sinh kế của người dân đồng thời thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao. Bên cạnh đó, chúng ta phải chú ý tới các vấn đề sinh kế đang được mọi người quan tâm bằng cách sử dụng các biện pháp có mục tiêu hơn, thúc đẩy từng việc một, và làm việc chăm chỉ hàng năm, để người dân luôn có cảm giác no đủ, hạnh phúc hơn, và an toàn".