LONDON, 21/05/2021/PRNewswire/ -- Kantar và Google mới đây đã công bố "Báo cáo xếp hạng 50 nhà xây dựng thương hiệu toàn cầu BrandZ Trung Quốc năm 2021". Trong cuộc khảo sát gần đây về thói quen tiêu dùng của hơn 860.000 người tiêu dùng trên toàn thế giới, Hisense đã nắm chắc vị trí thứ 7 trong danh sách và chiếm vị trí số 1 trong ngành thiết bị gia dụng, đồng thời duy trì trong Top 10 thương hiệu trong 5 năm liên tiếp. Trong "20 thương hiệu ngôi sao hàng đầu Trung Quốc tại các thị trường mới nổi", Hisense xếp vị trí thứ 8 và là thương hiệu số 1 trong ngành thiết bị gia dụng.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch, Hisense vẫn tiếp tục đầu tư xây dựng thương hiệu để phát triển kinh doanh ở các thị trường nước ngoài. Năm 2020, doanh thu nước ngoài của Hisense là 7,93 tỷ USD, chiếm gần 40% tổng doanh thu và đạt mức tăng trưởng hằng năm là 18,2%. Dữ liệu quý đầu tiên của năm 2021 cho thấy thị phần doanh thu nước ngoài của Hisense đã vượt 42%. Theo mục tiêu chiến lược toàn cầu hóa của Hisense, công ty dự kiến sẽ đạt được doanh thu 47 tỷ USD vào năm 2025, với 50% trong số đó đến từ thị trường nước ngoài.
Ông Jia Shaoqian, Chủ tịch Tập đoàn Hisense cho biết: "Mục tiêu toàn cầu hóa của Hisense phải là một quá trình toàn diện về phát triển sản phẩm, sản xuất, xây dựng thương hiệu và tiếp thị".
Hisense bắt đầu kinh doanh ở nước ngoài vào năm 1985, đến năm 1996, một công ty ở Nam Phi đã chính thức được thành lập để xây dựng cơ sở sản xuất đầu tiên của công ty ở nước ngoài. Đến nay, Hisense có 90.000 nhân viên làm việc tại 54 công ty trên toàn thế giới, cùng với 16 trung tâm nghiên cứu phát triển và 16 cơ sở sản xuất. Từ quá trình đổi mới công nghệ tiên tiến đến thiết kế sản phẩm nội địa hóa, Hisense từng bước đẩy nhanh quá trình nội địa hóa và toàn cầu hóa bằng cách liên tục củng cố và xây dựng thương hiệu.
Đạt được các thương hiệu địa phương nổi tiếng là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược toàn cầu hóa của Hisense, điều này cũng đặt ra thách thức lớn đối với khả năng quản lý trong bối cảnh đa văn hóa của Hisense. Chẳng hạn, Hisense đã áp dụng nguyên tắc quản lý tập trung trong việc sát nhập và quản lý Tập đoàn về Giải pháp Hình ảnh Toshiba ("TVS"). Tất cả các vị trí phòng ban đều do người Nhật quản lý và các vị trí cấp phó được bổ nhiệm từ trụ sở chính, điều này góp phần khích lệ tinh thần làm việc tích cực cho đội ngũ lao động.
Hisense cũng đã được công nhận vì những đóng góp cho cộng đồng địa phương. Dự án Khu công nghiệp Gia dụng Hisense ở Nam Phi là trường hợp đáng chú ý được UNOSSC đề cập, bởi Hisense không chỉ thúc đẩy phát triển bền vững ngành sản xuất của địa phương mà còn tạo ra cơ hội việc làm, tăng cường phát triển mạnh mẽ về tài chính và xã hội ở Nam Phi.
Về mặt xây dựng thương hiệu, Hisense tin tưởng vào việc phát triển Sport IP, sử dụng các bộ môn thể thao như một cầu nối với người tiêu dùng để nâng cao hiệu quả giao tiếp về mặt cảm xúc. Từ năm 2016, Hisense là nhà tài trợ cho các sự kiện hàng đầu như Euro 2020 và FIFA World Cup. Ngoài ra, Hisense đã đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa và trẻ hóa thương hiệu, đồng thời đạt được sự gia tăng đáng kể về thị phần và giá trị thương hiệu khi hợp tác với câu lạc bộ bóng đá toàn cầu PSG và tổ chức thể thao điện tử FNATIC.
Hiện tại, Hisense đã phát triển từ nhà sản xuất TV trở thành nhà cung cấp giải pháp hệ thống hiển thị đa kịch bản. Ngoài lĩnh vực thiết bị gia dụng, Hisense cũng đang phát triển lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thông minh, thành phố thông minh và cuộc sống thông minh để xây dựng thương hiệu đáng tin cậy và có giá trị nhất trên thế giới.