omniture

CGTN: Trung Quốc nỗ lực xây dựng mối quan hệ dung hòa giữa con người và tự nhiên

CGTN
2021-05-28 15:38 4743

BẮC KINH, 28/05/2021 /PRNewswire/ -- Là hệ thống trữ nước nằm ở tỉnh Tứ Xuyên về phía tây nam Trung Quốc, Đô Giang Yển đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lũ lụt và tưới tiêu trên Đồng bằng Thành Đô trong suốt hơn 2.000 năm qua. 

Là dự án trị thủy lâu đời nhất thế giới hiện vẫn đang được sử dụng, Đô Giang Yển là minh chứng điển hình cho sự khôn ngoan của người Trung Quốc cổ đại trong việc tìm kiếm sự dung hòa giữa con người và thiên nhiên. 

Qimin Yaoshu, một cuốn bách khoa toàn thư về nông nghiệp thế kỷ thứ sáu, có đưa ra lời khuyên: "Canh tác theo mùa và theo thế đất. Công sức con người bỏ ra sẽ ít hơn nhưng gặt hái được nhiều thành quả hơn."

Câu nói kinh điển này hiện vẫn ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc hiện đại khi đất nước đang trải qua quá trình chuyển đổi xanh trong phát triển kinh tế - xã hội. 

Vào tháng 5/2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại hội nghị về bảo vệ môi trường rằng câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, gắn liền hệ sinh thái với nền văn minh nhân loại và tuân thủ các quy luật tự nhiên. 

Ông cũng cho biết thêm: "Sự trỗi dậy hay sụp đổ của nền văn minh còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa nền văn minh đó với tự nhiên.

Cuốn Qimin Yaoshu được biên soạn bởi Jia Sixie trong triều đại Bắc Ngụy (386-534). 

Yang Yu, giáo sư văn học cổ Trung Quốc tại Đại học Trung Nam, giải thích: "Jia đã lấy ví dụ về canh tác ngũ cốc để minh họa cụ thể phương thức 'canh tác theo mùa và thế đất'." 

"Chẳng hạn như, các vùng đất khác nhau thì có độ phì nhiêu khác nhau. Nếu đất canh tác thật sự màu mỡ, việc trồng trọt vào thời điểm muộn hơn có thể cho năng suất cao hơn, trong khi đó, với những vùng đất tương đối cằn cỗi, việc gieo hạt sớm là rất cần thiết, nếu không sẽ có nguy cơ dẫn đến năng suất thấp khi mùa vụ canh tác bị bỏ lỡ. "

Giáo sư cho rằng rằng triết học uyên thâm của Jia không chỉ áp dụng cho nông nghiệp mà còn đúng với tất cả các khía cạnh trong mối quan hệ dung hòa giữa con người và tự nhiên.

Xanh hóa Trung Quốc  

Trung Quốc hiện đang đưa ra một loạt các sáng kiến nhằm xanh hóa đất nước và hành tinh. 

Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế và xã hội quốc gia lần thứ 14 (2021-2025) và các mục tiêu dài hạn là đạt được sự dung hòa giữa con người và thiên nhiên, đây là mục tiêu quan trọng của quá trình hiện đại hóa Trung Quốc đến năm 2035. 

Trong kế hoạch, Trung Quốc cam kết giảm mức tiêu thụ năng lượng trên đơn vị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lượng khí thải carbon dioxide (CO2) trên đơn vị GDP lần lượt là 13,5% và 18%. 

Tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc cũng đưa ra tuyên bố nhằm đạt mức phát thải CO2 cao nhất vào năm 2030 và mức độ trung hòa carbon vào năm 2060. 

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo về khí hậu vào ngày 22/4/2021, ông Tập cho biết: "Quyết định chiến lược quan trọng này được đưa ra dựa trên ý thức trách nhiệm của chúng ta trong việc xây dựng xã hội có chung vận mệnh cho nhân loại và nhu cầu của chính chúng ta nhằm đảm bảo phát triển bền vững". 

Trong khi thế giới đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu, ông Tập kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện các biện pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề tại hội nghị thượng đỉnh. 

Ông cho biết thế giới phải cam kết hướng đến sự dung hòa giữa con người và thiên nhiên, phát triển xanh, quản trị có hệ thống, lấy con người làm trung tâm trong giải quyết vấn đề, xây dựng chủ nghĩa đa phương và nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng tách biệt. 

Để thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu về đa dạng sinh học, Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc họp lần thứ 15 của Hội nghị các bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học vào tháng 10/2021. 

Liên kết: https://news.cgtn.com/news/2021-05-27/China-bids-to-achieve-harmony-between-man-and-nature--10pAQ938c8g/index.html

 

 

nguồn: CGTN
Related Links: