omniture

CGTN: Làm thế nào Trung Quốc có thể "cùng nhau giương buồm ra khơi trên đại dương bao la" với thế giới

CGTN
2021-06-03 04:38 10919

BẮC KINH, 03/06/2021 /PRNewswire/ -- "Đại dương bao la là nơi ta căng buồm với gió" là một câu thơ trong một bài thơ Trung Quốc viết cách đây 1.000 năm.

Hàm nghĩa dù có cách núi ngăn sông nhưng sẽ không ngăn được bước chúng ta đi để tương phùng bạn hữu, câu thơ cổ xưa này vẫn còn nguyên giá trị ở Trung Quốc thời hiện đại.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết tại Diễn đàn Châu Á Bác Ngao năm 2018: "Tôi muốn nói rõ với tất cả rằng cánh cửa đang mở của Trung Quốc sẽ không bị đóng lại và sẽ chỉ mở rộng hơn nữa".

Từ cải cách và mở cửa…

Những thay đổi to lớn có được từ chính sách cải cách và chính sách mở cửa năm 1978 của Trung Quốc chứng tỏ giá trị to lớn của niềm tin vững chắc rằng mở cửa là con đường dẫn đến tăng trưởng và phát triển.

Dưới chính sách đó, Trung Quốc đã chuyển biến từ một quốc gia dựa chủ yếu vào nông nghiệp thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 32,16 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 4,647 tỷ USD) vào năm 2020, đạt mức cao kỷ lục mặc dù lượng hàng xuất khẩu trên toàn thế giới sụt giảm. Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới ghi nhận tăng trưởng tích cực về lượng trao đổi hàng hóa.

Năm 1978, tổng kim ngạch chỉ vào khoảng 20,6 tỷ USD.

Trung Quốc đã nỗ lực không ngừng để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư trên toàn cầu vào thị trường nội địa khổng lồ của họ thông qua việc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và cải thiện môi trường kinh doanh.

Một cuộc khảo sát gần đây của Bộ Thương mại chỉ ra rằng 96,4% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lạc quan về triển vọng kinh doanh của họ ở Trung Quốc.

Theo báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2020, Trung Quốc cũng đã gia nhập nhóm 10 nền kinh tế có môi trường kinh doanh cải thiện nhất thế giới trong năm thứ hai liên tiếp nhờ chương trình cải cách mạnh mẽ.

Đồng thời, Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác với 140 quốc gia và 31 tổ chức quốc tế trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), kể từ khi sáng kiến này được khởi xướng vào năm 2013.

… chuyển sang mô hình phát triển mới

Khi Trung Quốc bắt tay vào một hành trình mới hướng tới hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025), thì chính sách mở cửa vẫn rất quan trọng đối với lộ trình phát triển mới của nước này.

Công bố mô hình phát triển "lưu thông kép" trong kế hoạch, Trung Quốc cam kết trong 5 năm tới sẽ mở cửa rộng hơn nữa thị trường của mình để khắc phục tình trạng kinh tế suy thoái do vi-rút gây ra và thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Mô hình phát triển mới hứa hẹn mang lại tính kết nối và hiệu quả tốt hơn cho cả thị trường trong nước và quốc tế thông qua việc giải phóng tiềm năng của thị trường trong nước.

Những nỗ lực cụ thể đang được triển khai.

Trung Quốc hiện có 21 khu thí điểm thương mại tự do (FTZ), sau khi công bố ba khu thí điểm thương mại tự do mới vào năm ngoái. Họ cũng đã ký kết hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, với sứ mệnh trở thành khối thương mại tự do lớn nhất thế giới.

https://news.cgtn.com/news/2021-05-31/How-China-sails-together-on-the-boundless-ocean-with-the-world-10GK4NahBPq/index.html 

 

nguồn: CGTN
Related Links: