omniture

CGTN: Giáo dục - yếu tố quan trọng trong công cuộc chống tham nhũng của Trung Quốc

CGTN
2021-06-04 14:19 4544

BẮC KINH, 04/06/2021 /PRNewswire/ -- Trung Quốc đã gặt hái được những thành tựu đáng kể trong đấu tranh chống tham nhũng kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) năm 2012. Hàng loạt các biện pháp đã được thực hiện để đảm bảo các cán bộ "không dám, không thể và không muốn tham nhũng".

Trung Quốc đã đặt trọng tâm cụ thể vào vai trò của giáo dục trong chiến dịch chống tham nhũng, bên cạnh động thái trừng phạt các cán bộ tham nhũng cũng như đưa ra các giải pháp để phòng chống tham nhũng.

Phát biểu tại phiên họp toàn thể lần thứ sáu khóa 18 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) vào tháng 1/2016, ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư Ủy ban Trung ương ĐCSTQ cho biết: "Chúng ta không chỉ phải tập trung vào công tác tiêu chuẩn hóa hình thức kỷ luật mà còn phải duy trì nghiêm kỷ luật để lãnh đạo Đảng đi lên vững mạnh với kỷ luật nghiêm minh".

Ông cũng nói thêm rằng: "Điều quan trọng hơn nữa là chúng ta phải làm sao khuyến khích mọi người cùng cải thiện và phát huy hết vai trò của các giá trị lý tưởng, niềm tin và đạo đức".

Để nêu bật thông điệp mà ông muốn gửi gắm qua hội nghị, ông Tập Cận Bình kiêm chủ tịch nước của Trung Quốc, đã trích dẫn một bài thơ của nhà tư tưởng Trung Quốc là Gong Zizhen (1792-1841) như sau: "Nếu bạn không chinh phục được cái tôi cá nhân thì bạn sẽ bị cái tôi chinh phục và sẽ chẳng đạt được gì cả."

Nguyện vọng ban đầu

Để giúp các cán bộ trong đội ngũ lãnh đạo Đảng chinh phục chính mình và làm cho họ "không muốn tham nhũng nữa", ban lãnh đạo Đảng luôn thúc giục các cán bộ của ĐCSCTQ trung thành với nguyện vọng ban đầu và sứ mệnh thành lập của ĐCSTQ, đó là tìm kiếm hạnh phúc cho người dân Trung Quốc và công cuộc trẻ hóa của dân tộc Trung Quốc.

Để củng cố thông điệp của 90 triệu thành viên ĐCSTQ thì một chiến dịch giáo dục trên phạm vi toàn quốc với chủ đề "luôn trung thành với sứ mệnh sáng lập của đất nước" đã được phát động vào 06/2019.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với CGTN, Alessandro Teixeira, một nhà kinh tế người Brazil và là giáo sư chính sách công tại Đại học Thanh Hoa, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục trong cuộc chiến chống tham nhũng.

ÔngTeixeira cho rằng các biện pháp trừng phạt và răn đe là không đủ để ngăn chặn tham nhũng. Ông nói rằng: "Tôi nghĩ giáo dục là một yếu tố vô cùng quan trọng trong giải quyết vấn đề nhức nhối này". Ông cũng cho biết thêm rằng: "Chúng ta cần phải giáo dục toàn bộ công dân trong xã hội cộng đồng

Tôi tin rằng đó cũng là điều mà nhân dân Trung Quốc đã và đang cố gắng hướng đến, để công tác giáo dục đạo đức không chỉ dành cho các cán bộ Đảng, mà còn cho tất cả người dân".

Nâng cao nhận thức cộng đồng

Ban lãnh đạo Đảng đã nhấn mạnh nhiều nguyên lí nổi tiếng liên quan đến phòng chống tham nhũng kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc của ĐCSTQ lần thứ 18, nhấn mạnh ý chí quyết tâm của ban lãnh đạo trong việc giải quyết vấn đề sâu xa cũng như củng cố sự đồng lòng đông thuận trong toàn dân để chống lại tham nhũng.

Trả lời phỏng vấn báo chí vào 15/11/2012 sau khi được bầu làm Tổng bí thư Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, ông Tập trích dẫn một câu ngạn ngữ phổ biến của Trung Quốc rằng "cần phải có thợ rèn tốt thì mới làm nên thép tốt được" để giải thích tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Câu nói ngụ ý rằng một người chỉ có thể mong đợi người khác hành xử danh dự với mình nếu người đó tự hành xử một cách có danh dự trước. Câu nói này đã trở thành một khẩu hiệu mang tính biểu tượng kêu gọi các cán bộ Đảng phải giữ mình trong sạch.

Các biện pháp chống tham nhũng cũng bao gồm: giải quyết "bốn hình thức suy đồi" – chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa quan liêu, chủ nghĩa khoái lạc và thói xa hoa; thực hiện các hành động dứt khoát để nâng cao hạnh kiểm của các cán bộ Đảng và chính quyền (được gọi là "quyết định tám điểm" của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ); đồng thời đánh "hổ" (cán bộ cấp cao tham nhũng) và đánh đuổi "ruồi" (cán bộ cấp thấp tham nhũng); cũng như có lập trường không khoan nhượng trong đấu tranh chống lại tham nhũng.

Những khái niệm này, cùng với các thông tin trên phương tiện truyền thông về các cuộc điều tra chống tham nhũng, đã nâng cao nhận thức của công chúng đối với vấn đề tham nhũng.

Phương thức ba mũi nhọn

Cùng với hình thức kỷ luật nghiêm khắc và xây dựng hệ thống thì giáo dục là một khía cạnh quan trọng trong phương thức ba mũi nhọn được Trung Quốc đề ra để giải quyết vấn đề tham nhũng.

Vào năm 2020, một báo cáo của cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc cho biết rằng các cơ quan thanh tra và giám sát kỷ luật trên cả nước đã điều tra khoảng 618.000 vụ tham nhũng, dẫn đến các hình thức kỷ luật đối với 604.000 cá nhân.

Trung Quốc cũng đã và đang tăng cường xây dựng hệ thống trong cuộc chiến chống tham nhũng để "nhốt quyền lực trong lồng thể chế."

Một động thái quan trọng là cải cách hệ thống giám sát cấp quốc gia, trong đó có công tác thành lập các ủy ban giám sát ở cấp quốc gia, tỉnh, thành phố và quận. Các ủy ban có thể giám sát tất cả mọi cá nhân làm việc trong khu vực nhà nước, gồm những cá nhân thực thi quyền lực nhà nước, đồng thời giám sát cả những cá nhân không phải là thành viên của ĐCSTQ cũng như những cá nhân không làm việc trong chính phủ.

Tất cả những nỗ lực này đã bảo đảm cho một chiến thắng sâu rộng trong công tác chống tham nhũng. Ông Teixeira cho biết: "Đã có nhiều biện pháp hơn trong công tác giáo dục, nghiên cứu bản chất của tham nhũng, cùng với hợp tác quốc tế" đang dần đưa Trung Quốc trở thành "một trong những quốc gia đi đầu" trong công cuộc chống tham nhũng.

https://news.cgtn.com/news/2021-06-03/Education-a-key-factor-behind-China-s-anti-corruption-drive-10LyjtKLuy4/index.html 

nguồn: CGTN
Related Links: