omniture

CGTN: Hoạch định dài hạn là chìa khóa cho đà tăng trưởng liên tục của Trung Quốc

CGTN
2021-06-17 20:11 4004

BẮC KINH, 17/06/2021 /PRNewswire/ -- Phát biểu vài ngày trước thềm hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu nhân Ngày Trái đất vào tháng 4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thừa nhận rằng Mỹ đã tụt hậu so với Trung Quốc trong việc phát triển công nghệ cần thiết để chống lại biến đổi khí hậu. 

CGTN: Hoạch định dài hạn là chìa khóa cho đà tăng trưởng liên tục của Trung Quốc
CGTN: Hoạch định dài hạn là chìa khóa cho đà tăng trưởng liên tục của Trung Quốc

Trung Quốc chứng minh rằng vị thế áp đảo toàn cầu của mình trong lĩnh vực năng lượng tái tạo không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của công tác hoạch định dài hạn vốn từ lâu đã trở thành một chính sách nổi tiếng trong hệ thống quản trị quốc gia. 

Các kế hoạch 5 năm của Trung Quốc, bắt đầu từ năm 1953 và ban đầu được mô phỏng theo hệ thống tập trung của Liên Xô, là nền tảng cho kế hoạch kinh tế của nước này. Trong những năm đầu, các chỉ tiêu kinh tế, sản xuất không phải lúc nào cũng đạt được đúng như kế hoạch, cán bộ mắc nhiều khuyết điểm, sai lầm.

Chẳng hạn, trong thời kỳ thực hiện Đại Nhảy Vọt, một chiến dịch kinh tế cuối những năm 1950 nhằm biến Trung Quốc từ một nền kinh tế sản xuất nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp, nhiều mục tiêu đã không đạt được do họ đã quá tham vọng. Kết quả là chiến dịch đã thất bại hoàn toàn.

Trung Quốc đã rút kinh nghiệm và đặt ra các mục tiêu có thể đạt được và tham khảo ý kiến rộng rãi trong những năm sau đó. Mãi cho đến những năm 1970 - với sự ra đời của các chính sách "cải cách và mở cửa" mang tính đột phá - thì thế giới mới thực sự sửng sốt và chú ý.

Kể từ đó, các kế hoạch với tầm nhìn chiến lược thường niên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đã nhận được sự công nhận rộng rãi trong việc tạo điều kiện thúc đẩy cho sự mở rộng kinh tế liên tục ở Trung Quốc và đặt nền móng cho sự chuyển đổi của nước này để trờ thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. 

Mức độ tập trung hóa nặng nề trước đây đã được sửa đổi để có lợi cho việc mua trữ rộng rãi nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển quốc gia. Do đó, họ có cơ hội thành công cao hơn. Các bộ trong chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước, chính quyền cấp tỉnh, các học giả và các tổ chức tư vấn, các đại biểu cấp cơ sở của CPC, các đảng phái chính trị không thuộc CPC và khu vực tư nhân đều được tham vấn ý kiến.

Kết quả đạt được là nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng từ hơn 76 tỷ USD (tương đương 493 tỷ NDT) vào năm 1981 lên gần 16 nghìn tỷ USD (tương đương 100 nghìn tỷ NDT) vào năm 2020. GDP bình quân đầu người của nước này tương đương với mức của Ấn Độ năm 1978 vào khoảng 200 USD (tương đương 1.280 NDT). Ngày nay, con số này đã lớn gấp 5 lần so với nước láng giềng với mức 10.000 USD (tương đương 64.000 NDT).

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho phép thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực và nước này không bao giờ có thể quay trở lại thời kỳ mà nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thống trị.

Các kế hoạch 5 năm là sự kết hợp rất tốt giữa "bàn tay hữu hình" của chính phủ và "bàn tay vô hình" của thị trường để biến Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

https://news.cgtn.com/news/2021-06-16/Long-term-planning-key-to-China-s-continuous-growth-116PwO0Zd1S/index.html 

nguồn: CGTN
Related Links: