omniture

CGTN: Phi hành gia Trung Quốc liên lạc về Trái Đất từ vũ trụ

CGTN
2021-06-25 10:26 18699

BẮC KINH, 25/06/2021 /PRNewswire/ -- Vào hôm thứ Tư, ba phi hành gia làm việc tại mô-đun lõi trên trạm vũ trụ Trung Quốc thực hiện cuộc gọi đường dài đầu tiên về Trái đất kể từ ngày 17/06.

Ba phi hành gia gồm có ông Nhiếp Hải Thắng (56 tuổi), Lưu Bá Minh (54 tuổi) và Thang Hồng Ba (45 tuổi) hiện đang làm việc tại mô-đun lõi Thiên Hoà, cách Trái đất khoảng 380 km. Đây là sứ mệnh thám hiểm vũ trụ có người lái dài ngày nhất của Trung Quốc cho đến nay và là sứ mệnh đầu tiên kể từ năm 2016.

Vào ngày thứ Tư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi lời hỏi thăm tới ba phi hành gia thông qua cuộc gọi video để chúc mừng họ đã tiến vào trạm vũ trụ thành công và ghi nhận sự cống hiến hết mình vì công việc của họ.

Để hiểu thêm về tình hình sức khỏe, cuộc sống và công việc của phi hành gia, Chủ tịch Tập đồng thời là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương đã hỏi thăm rằng: "Cuộc sống trên đó thế nào?". Do đang làm việc trong môi trường không trọng lực nên ba phi hành gia này phải dùng thiết bị cố định chân tạm thời trên sàn mô-đun khi trò chuyện với ông.

Ông Nhiếp, chỉ huy cho sứ mệnh lần này trả lời: "Chúng tôi rất cảm kích sự quan tâm của ngài, thưa tổng bí thư! Mọi người hiện đều trong tình trạng sức khoẻ ổn định và công việc trong vũ trụ đang diễn ra suôn sẻ".

Chủ tịch Tập tán thưởng sứ mệnh thám hiểm vũ trụ của Trung Quốc 

Chủ tích Tập phát biểu trong một cuộc trò chuyện trên truyền hình: "Xây dựng trạm vũ trụ đánh dấu cột mốc quan trọng đối với tham vọng được bay vào vũ trụ của Trung Quốc".

"Thành tựu này sẽ là đóng góp quan trọng mở ra chân trời mới cho việc thám hiểm vũ trụ hướng tới mục đích hòa bình của nhân loại. Các bạn đại diện cho vô số chiến sĩ trong kỷ nguyên mới với tham vọng bay vào vũ trụ của Trung Quốc", ông Tập nói.

Cho đến nay thời gian sống ngoài trạm vũ trụ lâu nhất của các phi hành gia người Trung Quốc là 33 ngày.

Ông Bai Linhou, phó trưởng thiết kế trạm vũ trụ tại Học viện Công nghệ Không gian Trung Quốc (CAST) phát biểu với Tân Hoa Xã trong một cuộc phỏng vấn: "Trong các nhiệm vụ trước đây, chúng tôi đã đưa nước và khí oxy lên không gian cùng với các phi hành gia. Nhưng với khoảng thời gian sinh hoạt từ ba đến sáu tháng, nước và khí oxy sẽ khiến tàu chở hàng bị quá tải, không còn chỗ chứa cho những hàng hóa và vật liệu cần thiết khác. Do đó chúng tôi đã trang bị mô-đun lõi với một hệ thống duy trì sự sống để tái chế nước tiểu, chất ngưng tụ trong hơi thở ra (EBC) và carbon dioxide".

Mô-đun lõi Thiên Hoà, nơi ba phi hành gia hiện đang làm việc, có tổng chiều dài 16,6 mét, đường kính tối đa 4,2 mét và trọng lượng khi cất cánh lên tới 22,5 tấn. Đây là tàu vũ trụ lớn nhất được Trung Quốc phát triển và phóng ra ngoài vũ trụ.

Tàu được thiết kế giúp các kỹ sư hàng không vũ trụ của Trung Quốc thực hiện xác minh các công nghệ quan trọng, bao gồm các cánh năng lượng mặt trời linh hoạt, lắp ráp và bảo trì trên quỹ đạo và trên hết là một hệ thống duy trì sự sống mới.

Với năm nhiệm vụ phóng tàu lên vũ trụ đã thực hiện trong năm nay, Trung Quốc dự định triển khai thêm sáu nhiệm vụ, bao gồm phóng mô-đun phòng thí nghiệm Wentian và Mengtian, hai tàu vũ trụ chở hàng và hai tàu vũ trụ có người lái vào năm 2022 để hoàn thành việc xây dựng trạm vũ trụ.

Các quan chức cho biết trạm vũ trụ mới sẽ không chỉ dành cho người dân Trung Quốc mà còn hoan nghênh người nước ngoài tới đây.

Trong một cuộc phỏng vấn với CGTN, ông Hao Chun, Giám đốc Cục Kỹ thuật Không gian có người lái Trung Quốc cho biết: "Các phi hành gia nước ngoài và mọi hình thức hợp tác toàn cầu về thí nghiệm khoa học được hoan nghênh nhiệt liệt tại trạm vũ trụ của Trung Quốc.

Phi hành gia Trung Quốc liên lạc về Trái đất từ vũ trụ
https://news.cgtn.com/news/2021-06-23/Xi-Jinping-visits-Beijing-Aerospace-Control-Center-11jWnGtdHDW/index.html

nguồn: CGTN
Related Links: