THÂM QUYẾN, Trung Quốc, 01/07/2021 /PRNewswire/ -- Trong sự kiện MWC Barcelona 2021, Giám đốc điều hành Huawei kiêm Chủ tịch Nhóm Kinh doanh Hạ tầng Viễn thông (Carrier BG) Ryan Ding đã có bài phát biểu quan trọng với chủ đề Đổi mới: Thắp sáng tương lai. Trong bài phát biểu quan trọng này, ông Ding chia sẻ rằng đổi mới ngành CNTT-TT đang trở thành động lực chính của nền kinh tế toàn cầu và giá trị đổi mới đang vươn xa, không chỉ trong ngành viễn thông. Đặc biệt, hoạt động đổi mới mạng 5G liên tục mang lại nhiều giá trị hơn cho các nhà khai thác, ngành CNTT-TT và nền kinh tế toàn cầu, đồng thời thắp sáng tương lai của mọi ngành nghề.
Không chỉ là ngành viễn thông: Đổi mới trong ngành CNTT-TT dần trở thành động lực kinh tế quan trọng
Ông Ding cho biết, đại dịch đã tạo nên trạng thái bình thường mới, trong đó kinh tế kỹ thuật số là động lực phát triển nền kinh tế toàn cầu. Với vai trò là nền tảng của nền kinh tế kỹ thuật số, cơ sở hạ tầng CNTT-TT đóng vai trò ngày càng quan trọng. Ông Ding cho biết, giá trị ngành CNTT-TT hiện đã vượt ra ngoài ngành viễn thông và có những tác động chuyển đổi đáng kể trong nền kinh tế toàn cầu nói chung.
Ở các quốc gia có sự phát triển 5G nhanh chóng, các nhà khai thác chứng kiến mức tăng trưởng doanh thu nhanh hơn, đồng thời những quốc gia này cũng có xu hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tổng thể tốt hơn. Ví dụ, ở Trung Quốc, hơn 820.000 trạm gốc mạng 5G đã được triển khai trong vòng chưa đầy 18 tháng, các nhà mạng Trung Quốc đạt doanh thu tăng 6,5% và lợi nhuận ròng tăng 5,6% trong quý đầu tiên của năm nay. Sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số được 5G thúc đẩy sẽ đóng góp thêm 1,9 nghìn tỷ EUR cho nền kinh tế Trung Quốc trong 5 năm tới. Những câu chuyện tương tự cũng đang diễn ra ở Hàn Quốc và châu Âu.
Hơn cả sự kết nối: Đổi mới 5G giúp các nhà khai thác đạt thành tựu to lớn trong kinh doanh
Vì cơ sở hạ tầng CNTT-TT là nền tảng của nền kinh tế kỹ thuật số trong kỷ nguyên 5G, nên các nhà khai thác hiện đóng vai trò quan trọng hơn so với trước đây.
Ông Ding cho biết: "Hiện tại, mục tiêu chính của các nhà khai thác 5G là đạt được thành công trong kinh doanh ở ba thị trường chính – người tiêu dùng, gia đình và nhiều ngành nghề khác nhau – thông qua đổi mới trong triển khai mạng, phát triển thị trường cũng như tối ưu hóa quá trình vận hành.
Trong thị trường tiêu dùng, 5G không chỉ đem lại tốc độ nhanh hơn; mà còn mang lại trải nghiệm mới và giá trị mới. Một số nhà khai thác đã đạt được thành công kinh doanh ban đầu".
Theo ông Ding, có ba bước mà một nhà khai thác có thể thực hiện để thành công trên thị trường 5GtoC. Đầu tiên là thúc đẩy công tác triển khai 5G bằng cách lập kế hoạch và đầu tư mạng có mục tiêu cụ thể dựa trên những hiểu biết chính xác về các khu vực có giá trị cao, các kịch bản chính cũng như người dùng tiềm năng. Bước thứ hai là tăng tốc quá trình di chuyển dữ liệu người dùng 5G và bước thứ ba là tạo ra các mô hình định giá linh hoạt, định hướng giá trị.
Ngày nay, 5G được áp dụng trong hơn 1.000 dự án trên hơn 20 ngành nghề khác nhau bao gồm thép và khai thác mỏ, giúp quá trình sản xuất an toàn và hiệu quả hơn. Các nhà khai thác Trung Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc và đang bước vào giai đoạn đạt được những thành công ban đầu, cũng như nhân rộng trên quy mô lớn.
Ông Ding chia sẻ: "Chúng tôi học được kinh nghiệm từ các nhà khai thác Trung Quốc, đó là sự thành công của 5GtoB phụ thuộc vào ba yếu tố. Đầu tiên, hãy lựa chọn các ngành nghề phù hợp. Các nhà điều hành nên chọn các ngành mục tiêu bằng cách xem xét bốn yếu tố: nhu cầu, khả năng chi trả, khả năng nhân rộng và tính khả thi về kỹ thuật. Thứ hai, xác định phạm vi cung cấp. Các nhà khai thác có thể đóng vai trò là nhà cung cấp mạng cung cấp dịch vụ kết nối. Họ cũng có thể đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ đám mây, hoặc thậm chí là nhà tích hợp hệ thống cung cấp dịch vụ tích hợp quy trình đầu cuối. Vai trò khác nhau đòi hỏi bộ kỹ năng khác nhau và mang lại giá trị kinh doanh khác nhau. Thứ ba, thiết kế mô hình kinh doanh sáng tạo. Đây là chìa khóa để đạt được thành công khi phát triển 5GtoB trên quy mô lớn".
Trong thời kỳ đại dịch, nhu cầu gắn băng thông rộng trong các hộ gia đình ngày càng tăng. Điều này làm nổi bật những ưu điểm của dịch vụ 5G FWA, tạo điều kiện triển khai nhanh chóng, vận hành và bảo trì không tiếp xúc. Các nhà khai thác ở Trung Đông đã đạt được thành công thương mại đáng nể khi lấy FWA làm ứng dụng chính của 5G.
Hơn cả việc kinh doanh: Huawei tiếp tục đổi mới, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững trong toàn ngành
Ông Ding cho biết: "Trước hết, để đạt được thành công, yêu cầu đặt ra là mạng 5G cần mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất và đây là hướng phát triển của chúng tôi tại Huawei." Huawei ra mắt mô hình công nghệ Massive MIMO (Multiple Input Multiple Output – Nhiều cổng vào và nhiều cổng ra) nhẹ nhất và mạnh nhất trong ngành, đồng thời tiêu thụ ít năng lượng hơn. Mô hình có thể dễ dàng mang theo và chỉ cần một người cài đặt, giúp tăng tốc độ kết nối mạng. Với kết nối chéo quang học (OXC) của Huawei, một giá phụ có thể thay thế chín tủ cabinet thông thường, đạt công suất gấp bốn lần nhưng tiêu thụ ít hơn 95% năng lượng. Giải pháp 5G Super Uplink của Huawei tận dụng các ưu điểm của 2,1 GHz và 3,5 GHz nhằm nâng cao dung lượng uplink và mở rộng phạm vi phủ sóng trong nhà. Với tốc độ uplink đạt tối đa hơn 450 Mnit/s, giải pháp này cho phép hàng trăm người dùng phát trực tiếp Giải Marathon Hạ Môn bằng điện thoại thông minh kết nối mạng 5G với độ phân giải 4K vào tháng 4.
Theo Ông Ding, để hỗ trợ mô hình phát triển xanh và trung hòa carbon, Huawei tiếp tục đổi mới ở ba cấp độ: thiết bị, địa điểm và mạng lưới. Ở cấp độ thiết bị, Huawei sử dụng các thành phần có hiệu suất năng lượng cao hơn để tạo ra nền tảng phần cứng tiết kiệm năng lượng hơn. Ở cấp độ địa điểm, các giải pháp địa điểm đơn giản hóa của Huawei giúp các nhà khai thác giảm mức tiêu thụ năng lượng, cũng như tiết kiệm điện và tiền thuê. Ở cấp độ mạng lưới, Huawei giới thiệu giải pháp tiết kiệm năng lượng đa băng tần và công nghệ truy cập đa vô tuyến (RAT). Giải pháp này có thể cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng đối với mạng không dây mà không ảnh hưởng đến hiệu suất mạng. Giải pháp sáng tạo của Huawei cho phép thiết bị 5G hoạt động ở băng tần thấp và cao có thể dùng chung một tủ điện, nhờ đó tiêu thụ ít năng lượng hơn. Khi đề cập đến tiết kiệm năng lượng cho thiết bị đa băng tần, mục tiêu của Huawei là biến phép toán một cộng một ít hơn một.
Hợp tác nhằm xây dựng hệ sinh thái và phát triển mạng 5G vì tương lai tốt đẹp hơn.
Kết thúc bài phát biểu, ông Ding nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động đổi mới liên tục trong phát triển 5G. Ví dụ, trong 5GtoB, các tiêu chuẩn 5G cần được phối hợp nhanh hơn với các tiêu chuẩn ngành và 5G nên được tích hợp vào các quy trình sản xuất cốt lõi của doanh nghiệp nhằm giúp hệ thống trở nên thông minh và được hệ số hóa. Đồng thời, sức mạnh kết hợp giữa 5G, đám mây và điện toán sẽ mở rộng hơn nữa phạm vi kinh doanh của các nhà điều hành mạng, qua đó tạo ra sự tăng trưởng mới. Đổi mới 5G là quá trình liên tục. Huawei tin rằng sự đổi mới sẽ thắp sáng tương lai.