BẮC KINH, 27/07/2021 /PRNewswire/ -- Trong bối cảnh sự lây lan toàn cầu của đại dịch COVID-19 vẫn chưa lắng xuống, tổ chức tư vấn của CGTN đã công bố Báo cáo Phân tích về tình hình Đại dịch COVID-19 Toàn cầu (sau đây gọi là "Báo cáo" ) thông qua thu thập nguồn dữ liệu chưa được xử lý toàn diện từ trang web của Đại học Johns Hopkins, ấn phẩm khoa học trực tuyến Our World in Data và tập san học thuật Pharmaceutical Technology, cũng như phân tích tài liệu nghiên cứu từ cộng đồng học thuật và tham khảo tác động đã biết của đại dịch đối với sự phát triển kinh tế và xã hội toàn cầu cũng như các khuyến nghị về phòng ngừa và kiểm soát đại dịch từ các chuyên gia y tế công cộng nổi tiếng. Báo cáo tổng hợp dữ liệu về các biện pháp phòng chống và kiểm soát đại dịch từ 51 quốc gia được lựa chọn làm mẫu điều tra để đưa ra bảng xếp hạng phản ánh tình hình hiện tại của công tác kiểm soát đại dịch ở các quốc gia này. Báo cáo tập trung vào tầm quan trọng của các quốc gia đối với an toàn cá nhân, ổn định xã hội và môi trường, từ đó đưa ra ý tưởng và phương hướng cho các quốc gia trên thế giới để chống lại đại dịch.
Báo cáo phân tích và đánh giá hiện trạng phòng chống đại dịch ở 51 quốc gia dựa trên 5 chỉ số, bao gồm tổng số ca nhiễm được ghi nhận, tổng số ca nhiễm mới được ghi nhận, tổng số ca tử vong được ghi nhận, số lượng tiêm chủng và toàn bộ chu kỳ từ khi bùng phát đại dịch đến khi kiểm soát tính đến 14/07.
Dữ liệu cho thấy Hoa Kỳ có thành tích kém nhất đối với ba trong năm chỉ số thống kê. Hoa Kỳ có tổng cộng hơn 34 triệu số ca nhiễm đã được ghi nhận, cao nhất trên thế giới và hơn 600.000 ca tử vong, cũng là con số cao nhất trên thế giới; Trong toàn bộ chu kỳ từ khi bùng phát đại dịch đến khi kiểm soát, số ngày có ít hơn 5.000 ca nhiễm mới hàng ngày chỉ là 62, vẫn là con số tệ nhất trong số các quốc gia được lựa chọn làm mẫu điều tra.
Theo dữ liệu, tình hình ở các quốc gia chủ chốt tại châu Âu cũng không mấy khả quan. Khi đề cập đến tổng số ca nhiễm bệnh và số ca tử vong đã được ghi nhận thì Pháp, Anh và Ý đều xếp hạng cao.
Dữ liệu cho thấy một số quốc gia châu Á đã thực hiện tốt công tác phòng chống và kiểm soát đại dịch, nhờ các biện pháp hiệu quả như cấm nhập cảnh, kiểm dịch và tuần tra nghiêm ngặt ở biên giới. Trong số các quốc gia được lựa chọn làm mẫu điều tra thì Trung Quốc có số ca nhiễm mới được ghi nhận là thấp nhất và quốc gia này có số ca tiêm chủng cao nhất trên thế giới; Singapore và Việt Nam xếp hạng thấp trong tất cả các quốc gia được lựa chọn làm mẫu điều tra về tổng số ca tử vong do COVID-19; và Hàn Quốc đã kịp thời điều chỉnh mức độ ứng phó với đại dịch, kết quả là trong 537 ngày có ít hơn 5.000 ca nhiễm mới mỗi ngày.
Về số lượng tiêm chủng, Trung Quốc là một trong số ít các nước đang phát triển có số lượng tiêm chủng COVID-19 cao nhất do khả năng phát triển và sản xuất vắc xin của riêng họ. Hiện tại, hơn 1,4 tỷ liều vắc xin COVID-19 đã được sử dụng ở Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã cung cấp hơn 500 triệu liều vắc xin COVID-19 và các giải pháp dự trữ cho hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế trên toàn thế giới, tương đương 1/6 tổng sản lượng vắc xin toàn cầu. Tuy nhiên, các số liệu thống kê cũng cho thấy rằng tiến độ tiêm chủng ở các nước đang phát triển kém hơn đáng kể so với các nước phát triển, do tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng trong quá trình phân phối vắc xin trên toàn cầu. Các nước có thành tích tiêm chủng kém, như Việt Nam và Iraq, vẫn còn lâu mới đạt được miễn dịch cộng đồng do nhiều hạn chế, chẳng hạn như do dịch vụ y tế yếu kém và một số nước phát triển thì tích trữ vắc xin.
Tình trạng phân cực về số ca nhiễm bệnh được ghi nhận, số ca tử vong và số người được tiêm chủng ở các quốc gia và khu vực khác nhau trên thế giới, thể hiện qua các số liệu thống kê khách quan, có liên quan rất nhiều đến các chính sách và biện pháp phòng chống đại dịch quốc gia, cũng như nêu bật vai trò quan trọng của chính phủ của một quốc gia trong công tác ngăn chặn và kiểm soát đại dịch.