BẮC KINH, 27/8/2021 /PRNewswire/ -- Nhiều thập kỷ trước, không ai có thể tưởng tượng rằng Saihanba - vùng đất từng rất cằn cỗi nằm ở phía bắc tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc - lại trở thành khu rừng nhân tạo lớn nhất thế giới.
Trung Quốc đã làm nên điều thần kỳ này.
Saihanba hiện có độ che phủ rừng là 80%, có thể bảo tồn và làm sạch 137 triệu mét khối nước mỗi năm, một thành tích được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ca ngợi là "vĩ đại".
Ông phát biểu trong chuyến thị sát hai ngày gần đây ở Hà Bắc: "Đó là một hình mẫu trong lịch sử nền văn minh sinh thái của thế giới".
Trong chuyến đi của mình, ông Tập đã tìm hiểu về công tác quản lý và bảo vệ trang trại rừng, cũng như sự nỗ lực phối hợp nhiều ban ngành của Hà Bắc trong công tác bảo tồn núi, sông, rừng, đất nông nghiệp, hồ và đồng cỏ cũng như kiểm soát tình trạng sa mạc hóa.
Ngài chủ tịch nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác phát triển nền kinh tế xanh và thúc đẩy tiến bộ sinh thái hơn nữa, kêu gọi thực hiện "tinh thần Saihanba" — một thuật ngữ dành cho các thế hệ công nhân tại trang trại luôn khắc ghi nhiệm vụ, làm việc chăm chỉ và theo đuổi sự nghiệp phát triển kinh tế xanh.
Ông Tập kêu gọi các công nhân tại trang trại rừng Saihanba tìm hiểu sâu hơn về công tác bảo tồn sinh thái và tiếp tục làm việc chăm chỉ để đạt được những thành tựu mới.
Ông Tập khuyến khích người cao tuổi tiếp tục tham gia tích cực vào thị trường việc làm
Đối mặt với lực lượng lao động đang già đi nhanh chóng trong một nền kinh tế liên tục mở rộng, ông Tập đã khuyến khích nhiều người cao tuổi tham gia "tích cực" hơn vào thị trường việc làm khi thị sát trung tâm dịch vụ cộng đồng Binhe.
Ông Tập đề nghị những "người mới bước vào tuổi già" tham gia vào các công tác như công việc tình nguyện cộng đồng.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, nước này hiện có 264 triệu người từ 60 tuổi trở lên, chiếm 18,7% tổng dân số. Nhiều chuyên gia cho rằng, xu hướng này có thể tiềm ẩn những mối đe dọa đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Quốc gia này đã nêu rõ trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) rằng họ sẽ nâng tuổi nghỉ hưu theo luật định lên theo "một cách thức dần dần, linh hoạt và khác biệt" để thích ứng với "trạng thái bình thường mới" đó.
Trong chuyến thăm của mình, ông Tập cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải đạt được các mục tiêu lớn của năm nay đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải đạt được sự cân bằng giữa phòng, chống COVID-19 với phát triển kinh tế và xã hội, giữa phát triển và an ninh, thúc đẩy phát triển chất lượng cao và phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế và xã hội chủ yếu trong năm nay để đảm bảo sự khởi đầu tốt đẹp của Kế hoạch 5 năm lần thứ 14.
Với cương vị là Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) và là Chủ tịch Quân ủy Trung ương, ông Tập cho biết một triết lý phát triển mới cần được áp dụng vào thực tiễn theo một cách triệt để và kiên trì.
Ông Tập kêu gọi bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
Tại Khu nghỉ dưỡng Núi Chengde nổi tiếng - Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận - ông Tập đã tìm hiểu về lịch sử cũng như những nỗ lực bảo tồn nơi đây.
Ông Tập chỉ ra rằng khu nghỉ dưỡng mang ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với hoạt động giao tiếp giữa các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau, sự thích nghi của tôn giáo và xã hội, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, cũng như sự chung sống hòa bình giữa con người và thiên nhiên.
Ông cũng nhấn mạnh lòng tin tưởng vào văn hóa cũng như sự thống nhất giữa các nhóm sắc tộc đa dạng.
Chủ tịch Trung Quốc sau đó đã đến thăm chùa Puning, một ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng gần khu nghỉ mát và Bảo tàng Chengde.
Ông Tập: Từ "tái thiết nông thôn" đến "tái thiết ngành"
Trung Quốc luôn xem tái thiết nông thôn là một trong những công tác then chốt để phát triển nền kinh tế hiện đại và Chủ tịch Tập đã nâng công tác này lên một tầm cao mới. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác "tái thiết ngành".
Làng Daguikou, nơi ông Tập đã đến thăm, hiện trồng dâu tây, nho và anh đào. Tuy nhiên, trái cây không phải là lựa chọn đầu tiên của họ.
Làng đã thử trồng gạo, ngô và rau. Nhưng vì rất nhiều lý do như thiếu nước, các sản phẩm này cho sản lượng thấp. Vì vậy, dân làng không kiếm được tiền từ các loại cây trồng đó. Vì vậy, họ chuyển sang trồng hoa quả.
Giờ đây, trồng dâu tây đã trở thành công việc kinh doanh chính của 1.700 cư dân, giúp mỗi hộ gia đình kiếm được khoảng 15.000 USD một năm.
Ông Tập kêu gọi các làng thực hiện phương pháp phù hợp, tìm ra và biến nguồn lực khác biệt của họ trở thành lợi thế kinh tế, đồng thời kêu gọi tăng cường cơ sở hạ tầng nông thôn và hệ thống dịch vụ công cộng.