BẮC KINH, 27/09/2021 /PRNewswire/ -- Khi hạ cánh xuống sân bay Thâm Quyến vào tối thứ Bảy vừa qua, bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính của Huawei, cho biết: "Cuối cùng thì tôi cũng đã được trở về nhà".
Sau gần ba năm bị quản thúc tại gia ở Canada, vào thứ Sáu vừa qua, bà Mạnh cùng đội ngũ pháp lý đã đạt được thỏa thuận với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ để cho phép bà trở về Trung Quốc. Khoảnh khắc này đánh dấu chấm hết cho sự kiện pháp lý và chính trị kéo dài diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington.
Ngay sau khi đạt được thỏa thuận, bà Mạnh đã lên chuyến bay của hãng hàng không Air China đến trụ sở của Huawei ở thành phố Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc.
Bà Mạnh Vãn Chu, 49 tuổi, đã không thừa nhận tội danh gian lận. Theo tuyên bố của ông William Taylor III, một trong những luật sư đại diện cho bà Mạnh là theo thỏa thuận, bà sẽ không bị truy tố thêm ở Mỹ đồng thời thủ tục dẫn độ ở Canada sẽ chấm dứt.
Bà Hoa Xuân Oánh, Nhà phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu: "Sự thật đã chứng minh rằng đây là một cuộc đàn áp chính trị nhằm vào một công dân Trung Quốc với mục đích gây sức ép cho các công ty công nghệ cao của Trung Quốc".
Chuyện gì đã xảy ra vào ba năm trước?
Vào ngày 1/12/2018, chính quyền Canada đã bắt giữ bà Mạnh theo yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ với cáo buộc gian lận chuyển tiền và tìm cách dẫn độ bà. Vụ việc diễn ra khi chính quyền Trump áp dụng cách tiếp cận công kích để đối phó với Trung Quốc về nhiều vấn đề, bao gồm thương mại và công nghệ.
Bốn tháng trước khi bà Mạnh bị bắt, chính quyền Mỹ đã nổ súng khởi xướng nỗ lực đối đầu với các công ty công nghệ cao của Trung Quốc bằng cách ban hành lệnh cấm chính phủ liên bang sử dụng các sản phẩm của Huawei và ZTE - hai nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, với lý do lo ngại về an ninh. Trong năm kế tiếp, Huawei đã bị đưa vào Danh sách hạn chế thương mại Entity List của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, trong đó có lệnh cấm các công ty Mỹ làm ăn với tập đoàn công nghệ khổng lồ tới từ Trung Quốc này.
Tại sao lại là lúc này?
Trong ba năm qua, việc giam giữ bà Mạnh là một vấn đề nhức nhối giữa Bắc Kinh và Washington. Những căng thẳng khó lường trước đây đã lên tới đỉnh điểm.
Theo ông Guo Changlin, cựu quan chức ngoại giao cấp cao của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, có hai yếu tố giúp cho bà Mạnh được tự do.
Ông chia sẻ với CGTN trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: "Tổng thống Mỹ Joe Biden đang muốn gặp mặt trực tiếp Tổng thống Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới. [Ngoài ra] Ông Justin Trudeau vừa được tái bầu cử làm thủ tướng Canada [với tỷ lệ sát nút] cũng đang mong muốn chấm dứt vụ cáo buộc của bà Mạnh. Xét cho cùng đây là khúc mắc kéo dài giữa Trung Quốc và Canada".
Bất chấp chính sách cứng rắn của Washington với Trung Quốc, bản thân ông Biden đã phát triển mối quan hệ thân thiết với ông Tập khi hai người còn là Phó Tổng thống và Phó Chủ tịch nước. Ông Lý Thành, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc John L. Thornton tại Viện Brookings cho biết ông Biden đã đến thăm Trung Quốc bốn lần và cả hai đã gặp gỡ nhau 11 lần.
Hồi tháng Hai vừa qua, ông Biden đã đưa ra nhận xét trong một cuộc họp ở tòa thị chính: "Quan điểm của tôi là khi tôi trở về sau cuộc gặp gỡ và đi hết 17.000 dặm với ông ấy [ông Tập] ... - đó là cách mà tôi đã hiểu rõ về ông ấy như vậy".
Ông Guo chia sẻ: "Trên phương diện cá nhân, hai người họ là bạn nhưng ông Biden có thể tiến xa đến mức nào trong bối cảnh Mỹ vẫn đang chống lại Trung Quốc".
Ông Lý cho rằng tổng thống Biden buộc phải phô trương sức mạnh vì lực lượng cử tri Mỹ ngày càng ủng hộ thông điệp chống Trung Quốc. Ông bổ sung: "Bản thân ông ấy không phải là người thích đối đầu như vậy".
Việc trả tự do cho bà Mạnh có ý nghĩa gì đối với quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ?
Theo ông Guo, việc bà Mạnh được tự do cho thấy nỗ lực của Washington nhằm ngăn chặn sự cạnh tranh gay gắt vượt khỏi tầm kiểm soát, nhưng chưa đủ để đảo chiều căng thẳng song phương. Các cáo buộc chống lại Huawei vẫn được giữ nguyên, đồng thời tập đoàn công nghệ khổng lồ vẫn nằm trong danh sách đen của Mỹ.
Cuộc chiến công nghệ đang diễn ra. Hoa Kỳ đã tiên phong trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và đứng trên đỉnh kim tự tháp trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, trước thềm thế kỷ 21, Trung Quốc và Mỹ đã trở thành đối thủ gay gắt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chủ đạo về về chip và thuật toán.
Trong Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời, Nhà Trắng liệt kê Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh duy nhất có khả năng kết hợp sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ".
Ông Guo nói: "Dấu chấm hết cho kỷ nguyên hợp tác có thể bắt đầu từ năm 2010 khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Khi GDP của Trung Quốc vượt quá 60% của Mỹ vào năm 2014, sự thù địch ngày càng gia tăng với các chính sách ngăn chặn từ thương mại đến nhân quyền trong những năm qua.
Nỗ lực của Washington nhằm kìm hãm Bắc Kinh trong lĩnh vực công nghệ đã diễn ra trước cuộc chiến thương mại của Donald Trump và tiếp tục cho đến ngày nay. Việc tách rời công nghệ cao dự kiện là điều không thể tránh khỏi.
Để xem bài báo gốc, nhấp vào TẠI ĐÂY.