omniture

CGTN: Sông Hoàng Hà và câu chuyện về bảo vệ sinh thái và phát triển bền vững tại Trung Quốc

CGTN
2021-10-22 18:44 16383

BẮC KINH, 22/10/2021 /PRNewswire/ -- Sông Hoàng Hà vốn được mệnh danh là "dòng sông Mẹ" hay "cái nôi của nền văn minh Trung Quốc". Trong vài năm qua, môi trường sinh thái ở lưu vực con sông này đã cải thiện đáng kể sau những nỗ lực quan tâm của chính phủ Trung Quốc dành cho việc bảo vệ nguồn nước tại con sông dài thứ hai đất nước này.

Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tái khẳng định những nỗ lực của chính phủ trong việc thúc đẩy bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững tại lưu vực sông Hoàng Hà đồng thời ca ngợi vai trò quan trọng của con sông này không chỉ là một vành đai sinh thái, khu kinh tế mà còn là di sản văn hóa của đất nước.

Vào hôm thứ Tư vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện chuyến thị sát tại cửa sông Hoàng Hà ở thành phố Đông Đình, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. Ông đã có chuyến thăm đến bến cảng cửa sông, trung tâm quản lý hệ sinh thái và khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia tại đồng bằng sông Hoàng Hà.

Chiến lược quốc gia

Nói đến chiến lược, chủ tịch Tập cho biết: "Bảo tồn hệ sinh thái lưu vực sông Hoàng Hà là nhiệm vụ quan trọng đối trong hành trình trẻ hóa toàn dân và phát triển bền vững của đất nước Trung Quốc". Lời khẳng định của ông đã giải thích cho lý do Trung Quốc xác định việc bảo vệ sinh thái và phát triển bền vững lưu vực sông Hoàng Hà là một chiến lược quốc gia lớn.

Sông Hoàng Hà bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Hải qua chín tỉnh và khu tự trị trước khi đổ ra biển Bột Hải tỉnh ở Sơn Đông.

Được coi là một "vành đai sinh thái" bởi sông Hoàng Hà nối cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, cao nguyên Hoàng thổ với các đồng bằng ở miền Bắc Trung Quốc. Những khu vực này vốn là những nơi khan hiếm nước nghiêm trọng nên sông Hoàng Hà đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện môi trường sinh thái, chống sa mạc hóa và cung cấp nước.

Với chiều dài 5.464 km, sông Hoàng Hà là nguồn sống của 12% dân số Trung Quốc, tưới tiêu cho khoảng 15% diện tích đất canh tác của cả nước, đóng góp 14% GDP quốc gia và cung cấp nước cho hơn 60 thành phố.

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ 18, chủ tịch Trung Quốc đã đến thăm tất cả các tỉnh và khu tự trị của lưu vực sông Hoàng Hà đồng thời bày tỏ mối quan tâm của ông đối với "dòng sông mẹ" của Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến kiểm tra công tác lưu vực sông Hoàng Hà bốn lần từ tháng 8/2019 đến tháng 6/2020.

Những thách thức phải đối mặt

Chủ tịch Tập đã chỉ ra những khó khăn và vướng mắc trong việc bảo vệ sông Hoàng Hà trong chuyến thị sát vừa qua, phải kể đến như môi trường hệ sinh thái mỏng manh, điều kiện cho việc bảo vệ nguồn nước còn sơ sài và yêu cầu nâng cao chất lượng phát triển.

Theo ông, sự trong sạch của sông Hoàng Hà có ý nghĩa quan trọng với sự bền vững của đất nước. Mặc dù nước sông đã có nhiều cải thiện trong những năm gần đây, tuy nhiên Chủ tịch Tập vẫn nhấn mạnh người dân không được chủ quan vì điều đó.

Điều kiện tự nhiên và địa lý của con sông này đã gây ra nhiều trận lũ lụt kể từ thời cổ đại. Trong 2.500 năm qua, sông Hoàng Hà đã làm vỡ đê hơn 1.500 lần và tác động 26 thay đổi lớn trong dòng chảy của nó ở hạ lưu.

Ngoài ra, nhiều hoạt động công nghiệp dọc theo dòng sông Hoàng Hà đã từng khiến nơi này trở thành dòng sông ô nhiễm nhất thế giới cách đây khoảng 1 thập kỷ, đồng thời dẫn đến suy thoái hệ sinh thái.

Biến kế hoạch thành hành động

Để đối phó với những thách thức lớn tại lưu vực sông Hoàng Hà, chính quyền trung ương và địa phương dọc theo con sông đã thực hiện một loạt biện pháp, thể hiện thông qua thực hiện chiến lược quốc gia, biến kế hoạch thành hành động thiết thực đồng thời thể hiện quyết tâm của Trung Quốc trong việc hướng tới sự phát triển bền vững.

70 năm qua, Trung Quốc đã thực hiện bốn dự án đắp đê quy mô lớn, xây dựng các công trình thủy lợi, thực hiện hai giai đoạn của dự án kiểm soát lũ lụt ở hạ lưu đường thủy và hoàn thành việc xây dựng đê điều đạt tiêu chuẩn. Đến năm 2019, lượng phù sa và cát tích tụ ở sông Hoàng Hà đã giảm gần 30 tỷ tấn và phù sa của hạ lưu sông đã giảm 11,2 tỷ tấn.

Công tác thực hiện phát triển bền vững lưu vực sông Hoàng Hà bắt đầu bằng việc điều chỉnh và chuyển đổi các khu công nghiệp cũ ở thượng nguồn, phát triển nông nghiệp hiện đại ở các vùng sản xuất ngũ cốc chính cũng như tìm cách giúp đỡ những người dân ngheo sống dọc bờ sông.

Trung Quốc cũng đã xây dựng hơn 400 khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập mặn và vườn quốc gia trong lưu vực. Trong đó khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia đồng bằng sông Hoàng Hà mà Chủ tịch Tập đã thăm vào thứ Tư là một ví dụ điển hình.

Khu bảo tồn rộng khoảng 153.000 ha, với đất ngập mặn chiếm hơn 70% tổng diện tích. Đây là nơi quan trọng cho chim di cư để lựa chọn trú đông và dừng chân, bao gồm cả loài cò phương Đông vốn có nguy cơ tuyệt chủng.

Đầu tháng 10, Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch bảo vệ và phát triển lưu vực sông Hoàng Hà đến năm 2030, đây được coi là một hướng dẫn hoạch định chính sách và lập kế hoạch dự án thi công trong lưu vực nhằm giải quyết các khó khăn trước mắt. Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh các quy định của mình để thúc đẩy bảo tồn sinh thái và phát triển bền vững ở lưu vực sông Hoàng Hà.

https://news.cgtn.com/news/2021-10-21/Xi-Jinping-inspects-Yellow-River-estuary-14xxlj4xQre/index.html 

nguồn: CGTN
Related Links: