omniture

CGTN: Trung Quốc đề xuất các phương án thúc đẩy phát triển toàn cầu, giải quyết khó khăn kinh tế

CGTN
2021-11-02 08:31 8824

BẮC KINH, 02/11/2021 /PRNewswire/ -- Vào đầu tháng 10 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã thay đổi dự báo tăng trưởng toàn cầu 2021 xuống 5,9% và đưa ra cảnh báo rủi ro bất ổn cao trên quá trình phục hồi kinh tế trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới.

 

Đứng trước tình hình này, các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tập trung tại thành phố Rome nước Ý vào hôm thứ Bảy để nỗ lực tái khởi động nền tảng đa phương - tương tự như khi tổ chức hai hội nghị thượng đỉnh trong một năm ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Trung Quốc với cương vị là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế toàn cầu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nỗ lực hợp tác, hòa nhập và phát triển xanh tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo nhóm 20 (G20) lần thứ 16.

Hợp tác đẩy lùi đại dịch

Trong khi đại COVID-19 vẫn đang hoành hành trên thế giới, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ưu tiên nhắc đến hợp tác vắc xin toàn cầu khi phát biểu qua video tại phiên đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh.

Ông đề xuất Sáng kiến hành động hợp tác vắc xin toàn cầu gồm sáu điểm, tập trung vào hợp tác R&D vắc xin, phân phối vắc xin công bằng, từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin COVID-19, thông thương vắc xin, công nhận vắc xin lẫn nhau và hỗ trợ tài chính cho hợp tác vắc xin toàn cầu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phân phối vắc xin không đồng đều là vấn đề nổi bật hiện nay, trong đó các quốc gia thu nhập thấp nhận được dưới 0,5% tổng số vắc xin toàn cầu và chưa đến 5% dân số châu Phi được tiêm chủng đầy đủ.

WHO đã đặt ra hai mục tiêu đối phó với đại dịch: tiêm chủng cho ít nhất 40% dân số thế giới vào cuối năm nay và nâng lên con số 70% vào giữa năm 2022.

Ông Tập khẳng định: "Trung Quốc sẵn sàng làm việc với tất cả các bên để tăng khả năng tiếp cận và chi trả cho vắc xin ở các nước đang phát triển cũng như đóng góp tích cực vào nỗ lực xây dựng tuyến phòng thủ vắc xin toàn cầu".

Tính đến nay, Trung Quốc đã cung cấp hơn 1,6 tỷ liều vắc xin cho hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế. Tổng cộng, chủ tịch Trung Quốc báo cáo rằng nước này sẽ vận chuyến hơn 2 tỷ liều ra thế giới trong cả năm, đồng thời vẫn tiếp tục tiến hành sản xuất vắc xin chung với 16 quốc gia.

Xây dựng nền kinh tế thế giới mở

Khi đề cập đến thúc đẩy nỗ lực phục hồi kinh tế, ông Tập nhấn mạnh G20 cần ưu tiên phát triển điều phối chính sách vĩ mô, kêu gọi phát triển toàn cầu công bằng, hiệu quả và toàn diện hơn để đảm bảo không có quốc gia nào bị bỏ lại phía sau:

"Các nền kinh tế đi trước nên thực hiện cam kết về hỗ trợ phát triển chính thức và cung cấp nhiều nguồn lực hơn nữa cho các nước đang phát triển".

Ông cũng hoan nghênh nhiều quốc gia hơn nữa tích cực tham gia vào Sáng kiến phát triển toàn cầu.

Cách đây không lâu, ông Tập đã đề xuất Sáng kiến phát triển toàn cầu tại Liên hợp quốc và kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực, ứng phó với COVID-19 và vắc xin, tài trợ phát triển, biến đổi khí hậu và phát triển xanh, công nghiệp hóa, kinh tế và kết nối số; đồng thời khẳng định sáng kiến này rất phù hợp với mục tiêu và ưu tiên thúc đẩy phát triển toàn cầu của G20.

Đi theo con đường phát triển xanh

Cùng với đó, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự toàn cầu tại buổi khai mạc Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) vào Chủ nhật tại Glasgow, Scotland.

Trong bối cảnh đó, ông Tập kêu gọi các nước phát triển đi đầu trong công cuộc giảm phát thải cần giải quyết toàn bộ những khó khăn và lo ngại đặc biệt của các nước đang phát triển, thực hiện cam kết tài trợ khí hậu, cung cấp công nghệ, nâng cao năng lực và nhiều gói hỗ trợ khác cho các quốc gia phát triển.

Ông phát biểu: "Đó là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự thành công của COP26 sắp tới.

Chủ tịch Tập cũng nhiều lần nêu rõ quan điểm của Trung Quốc về quản trị khí hậu toàn cầu và bày tỏ quyết tâm ủng hộ mạnh mẽ Thỏa thuận Paris sẽ tạo điều kiện cho những tiến bộ vượt trội ở cấp độ toàn cầu.

Năm 2015, ông Tập đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Paris về Biến đổi khí hậu và có đóng góp lịch sự vào hành động ký kết Thỏa thuận Paris về hành động khí hậu toàn cầu sau 2020.

Đầu tháng này, ông nhấn mạnh quốc gia tỷ dân sẽ nỗ lực chạm tới mục tiêu cao nhất về trung hòa khí thải carbon tại hội nghị thượng các bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học lần thứ 15.

Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay được tổ chức bằng cả hai hình thức trực tuyến và ngoại tuyến dưới sự chủ trì của Tổng thống Ý, tập trung vào những thách thức toàn cầu cấp bách nhất, trong đó các vấn đề liên quan đến đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và phục hồi kinh tế tiêu điểm của chương trình nghị sự.

Được thành lập vào năm 1999, G20 là diễn đàn chính cho hợp tác quốc tế về các vấn đề tài chính và kinh tế với sự tham gia của 19 quốc gia cùng các nước trong Liên minh Châu Âu.

Nhóm này chiếm gần 2/3 dân số thế giới, hơn 80% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu và 75% thương mại toàn cầu.

https://news.cgtn.com/news/2021-10-30/China-puts-forward-proposals-on-boosting-global-development-14MDU37P5gk/index.html

nguồn: CGTN
Related Links: