omniture

CGTN: Từ Paris đến Glasgow: Trung Quốc đang hành động để bảo vệ hành tinh

CGTN
2021-11-03 21:50 4051

BẮC KINH, 03/11/2021 /PRNewswire/ -- Hội nghị các bên về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26) đã khai mạc vào Chủ nhật tại Glasgow, Scotland, đây là hội nghị đầu tiên sau chu kỳ xem xét 5 năm theo Thỏa thuận Paris được ký kết vào năm 2015.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh quan điểm của Trung Quốc trong công cuộc giải quyết thách thức khí hậu, bày tỏ sự ủng hộ vững chắc của Trung Quốc đối với Thỏa thuận Paris và công bố các hành động cụ thể của quốc gia này để bảo vệ hành tinh.

Trong tuyên bố bằng văn bản trước Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới tại COP26 được công bố hôm thứ Hai, ông Tập nhắc lại lời kêu gọi đoàn kết toàn cầu và thực hiện các hành động để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và đưa ra ba đề xuất.

Duy trì sự đồng thuận đa phương

Ông Tập đã phát biểu trong tuyên bố rằng "Khi đối mặt với những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, chủ nghĩa đa phương là giải pháp phù hợp", đồng thời kêu gọi tất cả các bên thiết lập trên cơ sở đồng thuận hiện có, tăng cường tin cậy lẫn nhau và đẩy mạnh hợp tác để tiến tới một hội nghị COP26 thành công tốt đẹp.

Chủ tịch Trung Quốc đã tạo điều kiện cho những cải thiện lớn về các vấn đề khí hậu ở cấp độ toàn cầu. Năm 2015, ông có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Paris về Biến đổi khí hậu, đồng thời có hành động đóng góp lịch sử vào quá trình ký kết Thỏa thuận Paris

Tại Hội nghị thượng đỉnh về tham vọng khí hậu vào tháng 12/2020, Chủ tịch Tập đã công bố những cam kết xa hơn của Trung Quốc cho năm 2030, đạt được những tiến bộ vững chắc trong công tác thực hiện Thỏa thuận Paris.

Đầu tháng này, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chia sẻ thành quả từ sự phát triển xanh giữa tất cả các nước khi phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo trong cuộc họp lần thứ 15 của Hội nghị các Bên tham gia Công ước Đa dạng Sinh học (COP15) do Trung Quốc đăng cai tổ chức.

Tập trung vào hành động cụ thể

Vào hôm thứ Hai, khi ông Tập kêu gọi tất cả các quốc gia tôn trọng cam kết, đặt ra các mục tiêu thực tế và nỗ lực hết sức theo điều kiện quốc gia để đưa ra các biện pháp hành động vì khí hậu của họ, ông Tập đã phát biểu rằng: "Các viễn cảnh sẽ chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta thực hiện hành động cụ thể theo viễn cảnh đó".

Như chủ tịch Trung Quốc đã nói, Trung Quốc luôn coi trọng cam kết của quốc gia này thông qua hành động. Theo sách trắng về biến đổi khí hậu được công bố vào tuần trước, mật độ phát thải carbon của nước này vào năm 2020 đã giảm 48,8% so với năm 2005 và giảm 18,8% so với mức năm 2015, cho thấy Trung Quốc rất nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận Paris.

Đến cuối năm 2020, nhiên liệu không hóa thạch chiếm 16% mức tiêu thụ năng lượng chính ở Trung Quốc và quốc gia này cũng đã loại bỏ dần được 120 triệu kilowatt công suất phát điện đốt than trong thập kỷ qua.

Trung Quốc đã đưa ra các sáng kiến hành động xanh nhằm khuyến khích cơ sở hạ tầng, năng lượng, giao thông và tài chính xanh trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Năm 2020, 57% đầu tư của Trung Quốc vào các nước đối tác BRI là dành cho các dự án năng lượng tái tạo, tăng từ 38% vào năm 2019.

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh

Vào hôm thứ Hai vừa qua, ông Tập đã nhấn mạnh vai trò của công cuộc đổi mới trong khoa học và công nghệ, đồng thời kêu gọi thúc đẩy một nền kinh tế và xã hội xanh hơn cũng như khai phá một con đường mới trong công cuộc phối hợp phát triển song song với bảo tồn.

Trung Quốc gần đây đã công bố hai chỉ thị quan trọng: một hồ sơ thiết kế cấp cao nhất về mức giảm lượng khí thải carbon cao nhất và đạt được mức trung hòa khí thải carbon, cùng với đó là một kế hoạch hành động để đạt mức giảm lượng khí thải carbon cao nhất trước năm 2030.

Theo ông Tập, quốc gia này sẽ tiếp tục triển khai các kế hoạch thực hiện cụ thể cho các lĩnh vực chính như năng lượng, công nghiệp, xây dựng và giao thông, cũng như cho các lĩnh vực chủ chốt như than, điện, sắt thép và xi măng, cùng với các biện pháp hỗ trợ về khoa học và công nghệ, bể chứa carbon, tài khóa và thuế, cũng như các biện pháp khuyến khích tài chính.

Các kế hoạch này kết hợp với nhau sẽ hình thành khung chính sách "1+N" của Trung Quốc nhằm giúp quốc gia này thực hiện cam kết đạt mức giảm lượng khí thải CO2 cao nhất trước năm 2030 và đạt được mức độ trung hòa khí thải carbon trước năm 2060 với một thời gian biểu, lộ trình và kế hoạch chi tiết được xác định rõ ràng.

https://news.cgtn.com/news/2021-11-02/From-COP15-to-COP26-China-calls-for-unite-actions-to-protect-Earth-14R8MSzM208/index.html

nguồn: CGTN
Related Links: