BẮC KINH, 12/11/2021 /PRNewswire/ -- Bà Bành Lệ Viên- phu nhân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã kêu gọi các nỗ lực dài hạn trong việc giúp đỡ phụ nữ được tiếp cận nền giáo dục chất lượng, góp phần hiện thực hóa Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về Mục tiêu phát triển bền vững.
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Courier hàng đầu của UNESCO, bà Bành trên cương vị là đặc phái viên của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) về sự tiến bộ giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ đã khẳng định xóa đói giảm nghèo và thực hiện bình đẳng giới là lý tưởng chung của nhân loại, đồng thời cũng là nguyện vọng chung của phụ nữ trên toàn thế giới. Thông qua những nỗ lực không biết mệt mỏi, Trung Quốc đã đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo tuyệt đối, trong đó giáo dục là phương tiện vô cùng quan trọng.
Bà phát biểu: "Chúng ta nên quyết tâm mạnh mẽ khi thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ, nỗ lực hành động để đảm bảo đưa nền giáo dục chất lượng tiếp cận tới nhiều phụ nữ hơn và đóng góp vào hành trình hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc vào năm 2030".
Bên cạnh lời kêu gọi nhân dân toàn thế giới cùng nhau làm việc, tìm tòi những cách thức mới và dìu dắt các bên vượt qua khó khăn, phu nhân Bành còn chia sẻ: "Trước tình hình COVID-19 không ngừng lan rộng khắp thế giới, mong ước chung của chúng tôi là không một cô gái nào bị bỏ lại phía sau".
Tầm quan trọng của sáng kiến Giáo dục Tương lai UNESCO đã được nhấn mạnh kèm theo sự ghi nhận phụ nữ là lực lượng quan trọng góp phần thúc đẩy nền văn minh nhân loại và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
Bà bày tỏ hy vọng mong muốn chính phủ của tất cả các quốc gia, cũng như các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ, sẽ có những hành động tích cực để trao quyền cho phụ nữ thông qua giáo dục, thúc đẩy giáo dục sâu rộng cho các bé gái và phụ nữ, đồng thời tạo động lực mới cho hành trình xây dựng một cộng đồng vì tương lai chung của nhân loại.
Năm 2015, Trung Quốc và UNESCO đã cùng nhau thành lập Giải thưởng Giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ và cho đến nay, giải thưởng không ngừng tạo ra nhiều tác động tích cực tới xã hội.
Với tư cách là Đặc phái viên của UNESCO về Giáo dục Trẻ em gái và Phụ nữ, bà Bành bày tỏ ý chí sẵn sàng tiếp tục hoàn thành vai trò của mình và khẳng định Trung Quốc sẽ không ngừng làm việc với cơ quan Liên hợp quốc để đảm bảo tổ chức thành công Giải thưởng Giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái lần thứ hai.
Nhân dịp UNESCO đánh dấu kỷ niệm 75 năm thành lập vào năm nay, Courier sẽ xuất bản ấn bản đặc biệt để vạch rõ những thách thức lớn hiện nay mà ngành giáo dục thế giới đang phải đối mặt và không quên đề xuất các giải pháp giá trị.