omniture

CCTV+: Nghệ thuật đèn lồng - biểu tượng độc đáo của Sư Thành

CCTV+
2021-12-07 04:54 3520

BẮC KINH, 07/12/2021 /PRNewswire/ -- Sư Thành là một huyện ở tỉnh Giang Tây, miền đông Trung Quốc, vốn nổi tiếng với tên gọi "cái nôi của nghệ thuật đèn lồng Trung Quốc". Truyền thống nghệ thuật đèn lồng nơi đây đã được lưu giữ hơn 1.000 năm và làm say đắm biết bao tâm hồn trên khắp thế giới.

Nghệ thuật đèn lồng Sư Thành
Nghệ thuật đèn lồng Sư Thành

Nghệ thuật đèn lồng Sư Thành là một nét đẹp dân gian kết hợp đèn, âm nhạc, khiêu vũ, opera, hội họa, cắt giấy, thủ công tre và gỗ với nhiều loại hình cùng lịch sử lâu đời. Độc đáo và tinh tế, chuyển động mềm mại và e ấp, âm nhạc du dương và dễ chịu cùng cấu trúc sắp xếp mới lạ và sáng tạo là những từ mĩ miều khi nhắc đến môn nghệ thuật này.

Nghệ thuật đèn lồng ở Sư Thành đã trở thành một phần trong nếp sống của người dân nông thôn kể từ thời Nam Đường (937-976) và đã được xếp vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2008. Người dân địa phương tin rằng nguồn gốc của đèn lồng gắn bó mật thiết với phong tục địa phương. Người Sư Thành gọi đàn ông là "Ding", đồng âm với "đèn lồng" trong phương ngữ, ngụ ý "gia đình phát đạt" và "có cả lộc lá lẫn con cái". Ánh sáng rực rỡ và lộng lẫy của đèn lồng là biểu tượng của sự thịnh vượng.

Tổ tiên người Hakka ở Sư Thành đã ban cho nghệ thuật đèn lồng truyền thống nhiều tầng ý nghĩa và hình hài phong phú ứng với các mục đích giải trí, ngợi ca, cầu nguyện và cúng tế.

Lễ hội mùa xuân là lễ hội truyền thống lớn nhất của đất nước và ở Sư Thành không thể thiếu các hoạt động đèn lồng rực rỡ nhất.

Vào đêm giao thừa Tết Nguyên đán, người dân địa phương đến hội quán tổ tiên để đón đèn lồng, nhận lời chúc phúc, quây quần bên nhau và chờ đón giây phút bước sang năm mới. Ngày đầu tiên năm mới sẽ rộn rã tiếng người dân đánh trống, khua chiêng, rước đèn và cầu phúc. Đây được coi là mùa vàng cho các hoạt động rước đèn ở Sư Thành.

Tuỳ vào những lễ hội và dịp lễ khác nhau, người dân Sư Thành luôn có những chiếc đèn lồng đa dạng tượng trưng cho phước lành và niềm hân hoan. Nổi bật giữa ánh sáng và âm thanh từ cồng chiêng và trống, những chiếc đèn lồng đã trở thành biểu tượng độc đáo của Sư Thành.

nguồn: CCTV+
Related Links: