BẮC KINH, 24/01/2022 /PRNewswire/ -- Phóng viên Lưu Hân từ trung tâm tin tức CGTN đã liên hệ với Chủ tịch Quốc hội Tonga, ông Fatafehi Fakafanua để cập nhật về tình hình của quốc đảo nằm ở Thái Bình Dương này này sau khi hứng chịu thảm họa núi lửa phun trào và sóng thần. CGTN là một trong những hãng truyền thông châu Á đầu tiên có cuộc phỏng vấn với ông sau sự kiện này. Trong cuộc phỏng vấn trực tiếp, phóng viên Lưu Hân đã tập trung khai thác các khía cạnh con người trong cơn khủng hoảng và những việc cần làm để kiểm soát tình hình.
"Các luồng sóng xung kích dường như có thể đi xuyên qua cơ thể"
Khi ông Fakafanua đang có chuyến công tác tại New Zealand thì cũng là lúc ngọn núi lửa ngầm Hunga Tonga-Hunga Ha'apai đang âm ỉ cháy dưới biển và chỉ chực chờ để phun trào. Khi ngọn núi lửa phun trào, ông đang ở New Zealand nên không bị ảnh hưởng và vẫn có thể liên lạc được với bên ngoài.
Bà Krystal, vợ ông, đang ở Tonga, đã mô tả lại sức rung chuyển của toàn nhà khi mà làn sóng xung kích ập đến. Sự phun trào này mang đến cảm giác khác lạ so với một trận động đất. Các luồng sóng xung kích như thể đi xuyên qua cơ thể con người.
Ông Fakafanua chia sẻ với phóng viên Lưu Hân rằng mặc dù thiệt hại nhân mạng rất thảm khốc -- ba trường hợp tử vong đã được xác nhận vào ngày 23/01 -- nhưng các nhà chức trách có thể thở phào bởi số người chết không tiếp tục tăng nữa. Ông cũng chia sẻ một số tin đáng mừng. Hy vọng rằng các trường học sẽ sớm mở cửa trở lại và có thể là vào ngày 31/01.
Chặng đường dài để đi lên từ tro bụi
Tuy nhiên, hệ thống liên lạc ở Tonga sẽ mất một thời gian khá lâu để trở lại bình thường. Dù có thể thực hiện các cuộc gọi thoại và nhắn tin, nhưng việc chuyển nhận email bị gián đoạn.
Các chính trị gia cho rằng thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng và tác động của tro núi lửa và sóng thần có thể sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc nhắc lại lời ông trong một tuyên bố vào ngày 24/0 1 cho rằng tro bụi rơi xuống có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho cây trồng và vật nuôi. Khoảng 86% người dân Tonga làm việc trong một số lĩnh vực nông nghiệp chẳng hạn như trồng trọt, chăn nuôi hoặc đánh bắt thủy sản.
COVID là trở ngại lớn cho các nỗ lực cứu trợ
Ông Fakafanua cho biết cộng đồng quốc tế đã phản ứng nhanh chóng trong hoạt động cung cấp viện trợ. Tuy nhiên, "Nước và thức ăn là thứ chúng tôi cần."
Các nỗ lực chống lại đại dịch COVID-19 cũng sẽ làm tăng thêm khó khăn trong công tác tiếp nhận hỗ trợ từ bên ngoài. Tonga, khu vực mới chỉ ghi nhận một trường hợp nhiễm COVID-19 duy nhất từ trước cho đến nay, đang nhận được cứu trợ từ nước ngoài theo hình thức không tiếp xúc để đảm bảo không có ca nhiễm mới. Tất cả các nguồn viện trợ nhân đạo quốc tế đang được chuyển đến tay người dân mà không cần tiếp xúc với phi hành đoàn. Trung Quốc đang gấp rút hỗ trợ tiền mặt và nhu yếu phẩm vào ngày 20/1.
Bàn luận vấn đề với Lưu Hân (The Point with Li Xin), Chương trình tọa đàm hàng đầu của đài CGTN, là chương trình bình luận 30 phút về tin tức toàn cầu thông qua góc nhìn độc đáo của Liu Xin. (387 từ)