omniture

CGTN: Bắc Kinh 2022 là hiện thân của hòa bình, cởi mở và đoàn kết

CGTN
2022-02-11 15:21 4005

BẮC KINH, 11/02/2022 /PRNewswire/ -- Đăng cai Thế vận hội Olympic là một vinh dự lớn lao đối với bất kỳ thành phố nào, do đó có cơ hội hai lần đăng cai đồng nghĩa với việc nhận được sự công nhận đi kèm với trọng trách cao hơn. Hiện tại toàn thế giới đang hướng chú ý đến Thế vận hội mùa đông diễn ra tại Bắc Kinh, thành phố đăng cai Olympic hai lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại. Một số nhà ngoại giao và người đứng đầu các tổ chức quốc tế đã lên tiếng ủng hộ và viết các bài báo cho chuyên mục Decision Makers của CGTN, một nền tảng toàn cầu để các nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng chia sẻ những hiểu biết của họ về các sự kiện đang định hình thế giới ngày nay.

Bắc Kinh 2022 là biểu tượng của hòa bình, cởi mở và đoàn kết
Bắc Kinh 2022 là biểu tượng của hòa bình, cởi mở và đoàn kết

Ông Siddharth Chatterjee, điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc (LHQ) tại Trung Quốc, cho biết đó là một niềm vinh hạnh lớn lao khi ông lãnh đạo LHQ tại Trung Quốc vào thời điểm Thế vận hội lại được tổ chức Bắc Kinh. "Khi thế giới vẫn đang đối mặt với những thách thức như đại dịch COVID-19 và khủng hoảng khí hậu, lòng nhân ái và tình đoàn kết trở nên quan trọng hơn bao giờ hết".

Đại sứ Trung Quốc tại Đức, ông Wu Ken cho biết Thế vận hội mùa đông không chỉ là sân chơi cho các vận động viên mà còn là một sự kiện mang theo nhiều hy vọng trong bối cảnh đại dịch trên toàn cầu để thúc đẩy hiểu biết giữa các quốc gia. Ông Zhang Hanhui, Đại sứ Trung Quốc tại Nga, cũng đồng tình với ý kiến này. Ông chia sẻ: "Chúng ta rất cần xây dựng sự đồng thuận dựa trên tinh thần Olympic và Thế vận hội Bắc Kinh 2022 chính là bàn đạp để các quốc gia sát cánh bên nhau".

Ông John Aquilina, đại sứ của Malta tại Trung Quốc, cũng có cùng quan điểm. Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Malta và Trung Quốc, ông Aquilina cho biết cả Thế vận hội 2008 và 2022 đều mang tới những thành tựu thể thao nổi bật và góp phần thúc đẩy hòa bình thế giới.

Là đại diện duy nhất trong số các nhà ngoại giao nước ngoài tham gia lễ rước đuốc Bắc Kinh 2022, Đại sứ Hy Lạp tại Trung Quốc Georgios Iliopoulos cho biết ông cảm thấy thật tự hào vì được đóng góp một phần cho Thế vận hội. Thủ đô Athens đã hồi sinh Thế vận hội Olympic hiện đại vào năm 1896 và với cương vị chủ nhà đăng cai sự kiện năm nay, mối quan hệ hai nước Hy Lạp và Trung Quốc sẽ càng thêm khăng khít.

Chủ tịch Liên đoàn Trượt tuyết Quốc tế, Johan Eliasch, tin rằng các nguyên tắc của phong trào Olympic vẫn còn giữ nguyên sức hấp dẫn cho đến ngày nay. "Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội mùa đông chính là kết quả từ cam kết Trung Quốc sẽ ưu tiên phát triển các môn thể thao trên tuyết lên một tầm cao mới".

Ông Ruggero Alcanterini, Chủ tịch ủy ban quốc gia ý về thi đấu công bằng, khen ngợi những đóng góp của Trung Quốc cho Thế vận hội, đồng thời chỉ trích hành động "tẩy chay ngoại giao" của Mỹ. Những nước cố ý làm tình hình nghiêm trọng hơn đã "cản trở quá trình cùng tồn tại hài hòa giữa các dân tộc".

(Nếu bạn muốn đóng góp ý kiến và có chuyên môn cụ thể, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua opinions@cgtn.com.)

nguồn: CGTN