omniture

Huawei CloudCampus 3.0 mang đến định nghĩa hoàn toàn mới về mạng campus cùng trải nghiệm người dùng cực kỳ mượt mà và tốc độ truy cập vào đám mây siêu nhanh

Huawei
2022-03-18 14:06 7132

BARCELONA, Tây Ban Nha, 18/3/2022 /PRNewswire/ -- Tại Triển lãm di động toàn cầu (MWC 2022), trong khuôn khổ hội thảo IP Club Carnival, Huawei đã chính thức công bố Giải pháp CloudCampus 3.0 nâng cấp hoàn toàn mới. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong quá trình tái định nghĩa khái niệm mạng campus. CloudCampus 3.0 định nghĩa lại khái niệm truy cập mạng campus thông qua việc cung cấp "300 Mbps @ Everywhere", tái thiết kế kiến trúc mạng campus từ ba lớp thành hai lớp và điều chỉnh lại quyền truy cập đám mây cho các chi nhánh thông qua kênh thuê riêng từ cơ sở đến đám mây, giúp tăng gấp đôi hiệu quả truy cập đám mây.

Huawei CloudCampus 3.0 Solution
Huawei CloudCampus 3.0 Solution

Trong giai đoạn các công nghệ mới nổi đang phát triển mạnh mẽ, chẳng hạn như đám mây, IoT và dữ liệu lớn, mục tiêu số hóa doanh nghiệp mở rộng từ nơi làm việc đến địa điểm sản xuất và vận hành cũng như từ trụ sở chính đến chi nhánh và đám mây. Trong bối cảnh đó, mạng campus của doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo ra môi trường sản xuất và văn phòng thông minh, nâng cao năng lực sáng tạo và hợp tác linh hoạt của nhóm làm việc. Trên hết, mạng campus của doanh nghiệp cần có tốc độ truy cập đám mây cao, tạo điều kiện để tiến hành hợp tác dịch vụ trên toàn thế giới trong bối cảnh môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng.

Mạng campus — kết nối các thiết bị đầu cuối ở một đầu và đám mây ở đầu kia — là nền tảng để xây dựng khuôn viên kỹ thuật số. Trong kiến trúc truyền thống, mạng campus chỉ kết nối các ứng dụng văn phòng doanh nghiệp cục bộ và thiết bị đầu cuối văn phòng có dây, với mạng không dây chỉ bằng cách bổ sung mạng có dây. Điều này dẫn đến trải nghiệm người dùng không liên tục và thường xuyên bị ngắt kết nối cùng tình trạng đóng băng khung hình. Tệ hơn nữa là nhiều kênh thuê riêng truyền thống không cho phép các chi nhánh thuộc doanh nghiệp truy cập vào đám mây một cách hiệu quả.

Ông Steven Zhao, Phó Chủ tịch Dòng Sản phẩm Truyền thông Dữ liệu của Huawei, cho biết: "Hệ thống mạng campus đóng vai trò vô cùng to lớn. Một mặt, nhiều loại thiết bị đầu cuối khác nhau được kết nối thông qua mạng LAN nhằm thực hiện hoạt động trao đổi dữ liệu trong mọi tình huống. Mặt khác, cổng nối định tuyến thông minh hỗ trợ SD-WAN là công cụ cần thiết cho phép truy cập vào các đám mây. Do đó, các doanh nghiệp cực kỳ cần hệ thống mạng campus để truy cập siêu nhanh vào các đám mây và mang đến cho người dùng trải nghiệm mượt mà".

Giải pháp CloudCampus 3.0 hoàn toàn mới của Huawei đáp ứng đầy đủ các nhu cầu này cùng nhiều bản nâng cấp liên tục, trở thành giải pháp lý tưởng nhằm xây dựng hệ thống mạng campus lấy trải nghiệm làm trung tâm.

Như thường lệ, Huawei liên tục thực hiện đổi mới trong mạng WLAN cũng như chuyển đổi giữa các trường nhằm đảm bảo mang đến cho người dùng trải nghiệm siêu mượt mà trong khuôn viên văn phòng doanh nghiệp.

Cụ thể hơn, các sản phẩm thuộc dòng Huawei AirEngine Wi-Fi 6 đã tận dụng công nghệ chuyển vùng AI cùng ăng-ten thông minh để đạt được khả năng kết nối mạng liên tục hoàn toàn không dây, cho phép người dùng đang di chuyển sử dụng mạng mọi lúc, mọi nơi. Các sản phẩm giàu tính năng như vậy cũng dựa trên thuật toán lập lịch trình đa phương tiện thông minh nhằm đảm bảo trải nghiệm mượt mà cho các buổi họp thoại qua giọng nói và video cao cấp. Một số sản phẩm nổi bật khác có thể kể đến như Huawei AirEngine 6761-21 AP với ăng-ten thông minh zoom động đầu tiên cùng Huawei AirEngine 6761-22T AP với khả năng kết nối Wi-Fi 6E.

Khi nhắc đến thiết bị chuyển mạch, Huawei đã cải tiến sản phẩm với công nghệ PoE quang-điện cho phép cấp nguồn PoE ở khoảng cách cực xa. Được hỗ trợ bởi công nghệ này, các AP sẽ không bị ảnh hưởng ngay cả khi mất điện cục bộ bất ngờ xảy ra trên mạng campus, mang đến cho nhân viên doanh nghiệp quyền truy cập không dây liên tục.

Huawei CloudEngine S8700 là thiết bị chuyển mạch mô-đun thế hệ tiếp theo hoàn toàn mới, nổ bật với đặc điểm kiến trúc sáng tạo đơn giản. Bộ chuyển mạch mang công nghệ tương lai này có thể hoạt động với các đơn vị từ xa (RU) nhằm chạm tay tới mục tiêu "Một mạng cho một thiết bị", tái định nghĩa lại kiến trúc mạng campus và đơn giản hóa đáng kể công tác lập kế hoạch, triển khai cũng như quản lý mạng campus.

Đặc biệt, bằng cách tận dụng công nghệ PoE quang-điện, hệ thống cáp và mô-đun lai, giải pháp của Huawei có thể cung cấp nguồn cấp PoE++ ở khoảng cách cực xa lên tới 300 mét, trong khi RU hỗ trợ PoE thứ cấp cho các thiết bị đầu cuối khu vực hạ nguồn. Nhờ đó, toàn bộ mạng lưới có được nguồn cấp điện tập trung, đảm bảo tính liên tục ngay cả khi không có nguồn điện lưới cục bộ.

Khi xu hướng ngày càng có nhiều dịch vụ hướng tới đám mây, kiến trúc mạng ảo SD-WAN của Huawei phục vụ tập trung trong nhiều ngành nghề khác nhau, cho phép truy cập vào các đám mây với tốc độ siêu nhanh. Ví dụ: trong lĩnh vực bán lẻ, SD-WAN của Huawei hỗ trợ khả năng cung cấp không chạm (ZTP) để triển khai tự động và mang đến liên kết dựa trên đám mây. Chức năng này giúp khách hàng bán lẻ rút ngắn thời gian cung cấp mạng lưới cửa hàng từ hàng tuần xuống còn 1 ngày. Trong lĩnh vực tài chính, SD-WAN của Huawei cho phép điều khiển lưu lượng thông minh và cung cấp liên kết băng thông siêu rộng để truy cập đám mây, do đó luôn đảm bảo các dịch vụ giao dịch chính hoạt động ổn định và đáng tin cậy. Bộ định tuyến SD-WAN hoàn toàn mới NetEngine AR6710 của Huawei - tích hợp định tuyến và chuyển mạch - là lựa chọn lý tưởng cho các chi nhánh doanh nghiệp có thể truy cập đám mây siêu nhanh.

Để biết thêm thông tin về Huawei CloudCampus, hãy nhấp vào: https://e.huawei.com/en/solutions/business-needs/enterprise-network/campus-network

nguồn: Huawei