omniture

CGTN: Trung Quốc tăng cường nỗ lực trồng cây gây rừng để giảm lượng khí thải carbon

CGTN
2022-04-01 19:39 8610

BẮC KINH, 01/04/2022 /PRNewswire/ -- Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực trồng cây xanh trên toàn quốc với cam kết giảm lượng khí thải carbon cao nhất vào năm 2030 và đạt mức độ trung hòa carbon vào năm 2060.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhiều quan chức cấp cao khác đã đi tiên phong trong công tác trồng cây gây rừng. Hôm thứ Tư, khi tham dự hoạt động trồng cây ở Bắc Kinh, Chủ tịch Tập cho biết tài nguyên rừng có khả năng bảo tồn nguồn nước, mang lại lợi ích kinh tế, thúc đẩy sản xuất ngũ cốc và cũng là bể chứa carbon của nhân loại.

Kể từ khi diễn ra Đại hội Đại biểu Toàn quốc CPC lần thứ 18 vào năm 2012, ông Tập, trên cương vị là Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), đã tham gia vào hoạt động trồng cây trong suốt 10 năm liên tiếp.

'Gieo mầm cây góp phần bảo tồn hệ sinh thái'

Từ năm 1979, Trung Quốc đã chỉ định ngày 12/03 là Ngày toàn quốc trồng cây. Năm 1981, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc, đã phát động chiến dịch trồng cây tự nguyện trên toàn quốc, khuyến khích mỗi công dân trên 11 tuổi nên trồng từ ba đến năm cây mỗi năm.

Năm nay, trong buổi lễ trồng cây được tổ chức tại công viên giải trí đô thị thuộc Thị trấn Hoàng Cấn, Quận Đại Hưng, Bắc Kinh, ông Tập cho hay: "Tôi muốn dốc hết sức mình để góp phần xây dựng Trung Quốc ngày càng tươi đẹp hơn, đồng thời nâng cao ý thức bảo tồn môi trường sinh thái trên toàn xã hội, đặc biệt là giới trẻ Trung Quốc".

Tại buổi lễ, ông đã tham gia trồng rất nhiều cây thông, đào, mộc lan, táo tàu và tần bì Trung Quốc.

Ông nói: "Với tinh thần không bỏ cuộc cùng nỗ lực không ngừng nghỉ, chúng ta có thể giúp bầu trời xanh hơn, những ngọn núi cao hơn, nguồn nước tươi mát hơn và môi trường trong lành hơn".

Ví rừng như "bể chứa carbon", ông Tập nhấn mạnh tầm quan trọng cốt yếu và mang tính chiến lược của rừng và đồng cỏ đối với an ninh sinh thái quốc gia.

Ông cũng kêu gọi mọi người ưu tiên bảo tồn sinh thái và theo đuổi định hướng phát triển xanh với "hướng tiếp cận toàn diện".

Ông phát biểu: "Chúng ta hãy cùng nhau chung tay bảo vệ và quản lý hệ sinh thái liên quan đến núi, sông, rừng, đất canh tác, hồ, đồng cỏ và sa mạc, triển khai các chương trình phủ xanh quốc gia một cách có hệ thống, đồng thời gia tăng cả số lượng lẫn chất lượng nguồn tài nguyên từ rừng và đồng cỏ.

Vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí thải carbon

Ông Tập đưa ra khái niệm: "Làn nước trong xanh cùng những rặng núi xanh tốt là báu vật vô giá của quốc gia" và trở thành nguyên tắc chỉ đạo hàng đầu trong nỗ lực bảo tồn sinh thái của Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc cam kết giảm lượng phát thải khí carbon dioxide cao nhất trước năm 2030 và đạt trạng thái trung hòa carbon trước năm 2060. Trung Quốc cũng cam kết thúc đẩy công tác chuyển đổi xanh trong phát triển kinh tế - xã hội, theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (giai đoạn 2021-2025) cùng các mục tiêu dài hạn đến năm 2035 với kế hoạch phát triển quốc gia mới nhất.

Trồng cây gây rừng đóng vai trò quan trọng trong việc biến những ý tưởng này thành hiện thực, vì rừng và đồng cỏ góp phần giúp hấp thụ và lưu trữ carbon dioxide từ khí quyển.

Theo sách trắng về bảo tồn đa dạng sinh học của Trung Quốc được công bố vào tháng 10 năm ngoái, quốc gia này đã trải qua mức tăng trưởng tài nguyên rừng lớn nhất so với tất cả các quốc gia. Trong suốt 30 năm qua, độ che phủ rừng và trữ lượng rừng của Trung Quốc đều duy trì ở mức tăng trưởng cao.

Theo sách trắng, tính đến cuối năm 2020, diện tích rừng của Trung Quốc đạt 220 triệu ha, với tỷ lệ che phủ rừng là 23% và trữ lượng carbon rừng đạt 9,19 tỷ tấn.

Trong bảng tin ngày 11/3, Tổng cục Lâm nghiệp và Đồng cỏ Quốc gia cho biết năm 2021, Trung Quốc đã trồng 3,6 triệu ha rừng và thực hiện chuyển đổi 380.800 ha đất nông nghiệp thành đất trồng rừng. Quốc gia này đã lên kế hoạch trồng 6,4 triệu ha cây và đồng cỏ trong năm nay.

Với mục tiêu hỗ trợ phát huy tác dụng của bể chứa carbon trong ngành lâm nghiệp, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc gần đây đã cấp các khoản vay trị giá khoảng 114,1 tỷ NDT (khoảng 17,95 tỷ USD) để thúc đẩy phát triển các khu vực sinh thái chủ chốt như xây dựng rừng dự trữ quốc gia và cải thiện chất lượng rừng.

Đây là một trong những ngân hàng chính sách hàng đầu của Trung Quốc, đã hỗ trợ phủ xanh rừng và duy trì các khu rừng có diện tích gần 4 triệu ha. Theo dự kiến, sau năm 2030 sẽ hấp thụ 72 triệu tấn carbon mỗi năm.

https://news.cgtn.com/news/2022-03-31/China-steps-up-tree-planting-efforts-to-reduce-carbon-emissions-18QrTqA6rHq/index.html

nguồn: CGTN